Xã hội

Sơn lại chợ Bến Thành theo đúng màu hiện hữu

Cụ thể, theo đề nghị của UBND quận 1 về việc sơn lại bốn mặt tiền chợ Bến Thành, quận 1, qua xem xét, Sở VH&T TP.HCM có hai ý kiến.

Thứ nhất, Chợ Bến Thành, quận 1 là công trình đang được Trung tâm Bảo tồn di tích TP nghiên cứu lập hồ sơ xếp hạng di tích theo quy định hiện hành. Do đó, sở thống nhất việc sơn lại bốn mặt tiền công trình chợ theo đúng màu sắc hiện hữu để bảo vệ, phát huy giá trị công trình.

Sở VH&TT TP giao Trung tâm Bảo tồn di tích TP hướng dẫn về chuyên môn để UBND quận 1 và Ban Quản lý chợ Bến Thành thực hiện đảm bảo chất lượng và màu sắc hiện hữu.

Sơn lại chợ Bến Thành theo đúng màu hiện hữu - 1

Chợ Bến Thành

Thứ hai, trong quá trình thực hiện sơn lại công trình, đề nghị UBND quận 1 lưu ý phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, không ảnh hưởng đến giao thông, buôn bán của tiểu thương và du khách.

Theo công văn của UBND quận 1, trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý chợ Bến Thành, hiện nay các công trình tại Chợ Bến Thành có nhiều hạng mục xuống cấp sau thời gian dài sử dụng, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Qua đó, Ban quản lý chợ đề xuất sơn lại bốn mặt tiền nhằm cải tạo chỉnh trang Chợ Bến Thành với màu sơn chủ đạo sơn Jotun, mã màu 1154 (đúng tông màu so với hiện trạng); sơn chân tường: sơn Jotun, mã màu 1966 (đúng vị trí so với hiện trạng).

Kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn xã hội hóa. Thời gian thi công dự kiến trong tháng 4-2023.

"UBND quận 1 nhận thấy nội dung sửa chữa nêu trên là trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, để đảm bảo hoàn thành tiến độ công trình, UBND quận 1 thông tin đến Sở VH&TT TP được biết và có ý kiến" - văn bản của UBND quận 1 nêu.

Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm tại quận 1, TP.HCM. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912, hình ảnh đồng hồ ở cửa Nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của TP.HCM.

Chợ nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang tại phường Bến Thành với diện tích 13.056 m². Các ngành hàng kinh doanh chủ yếu ở đây bao gồm quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi...

Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành - tên gọi chính thức vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.