Xã hội

Sẽ sáp nhập 1 trường đại học và 2 trường cao đẳng thành trường Đại học Nghệ An

UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định phê duyệt chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, dự kiến năm học 2022-2023, tỉnh Nghệ An sẽ sáp nhập 3 trường lại thành 1 trường gồm: trường Đại học kinh tế Nghệ An; cao đẳng Sư phạm Nghệ An và cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An. Sau khi sáp nhập, trường được đổi tên thành trường Đại học Nghệ An.

Đến năm 2025, Nghệ An tái cơ cấu các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành trường đại học lớn của tỉnh. Đến 2030 phát triển theo hướng chuẩn hóa khu vực và quốc tế. Đến năm 2045, Nghệ An trở thành trung tâm đào tạo của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

 Sẽ sáp nhập 1 trường đại học và 2 trường cao đẳng thành trường Đại học Nghệ An - Ảnh 1.

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An cùng 2 trường khác được sáp nhập và đổi tên thành Đại học Nghệ An.

Ngoài ra, tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2025 có 75-78% trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó có 30% trường đạt chuẩn mức độ 2. Xây dựng 9 trường mầm non, phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế. Chất lượng giáo dục đạt trên mức bình quân chung cả nước, dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ; 20% học sinh phổ thông đạt chuẩn ngoại ngữ, tin học quốc tế theo chuẩn đầu ra.

Bên cạnh đó, với giáo dục phổ thông, Nghệ An tiếp tục sáp nhập trường lớp gắn với chủ trương sáp nhập địa bàn hành chính; dồn dịch các điểm trường. Tỉnh đặt mục tiêu giảm từ 23 - 25 trường, 35 - 65 điểm trường và 50 - 70% lớp ghép.

Nghệ An hiện có hơn 1.000 điểm trường. Do đó, điểm trường được dồn dịch nhằm tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Nghệ An cũng phấn đấu nâng chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh lên vị trí thứ 15 toàn quốc từ vị trí khoảng 20 hiện nay và dẫn đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tỉnh đặt mục tiêu xây dựng một trường phổ thông quốc tế và đại học của Nghệ An được xếp hạng khu vực, quốc tế.

Chia sẻ về thí điểm làm mô hình trường học tiên tiến, GS.TS Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, việc chọn trường làm thí điểm mô hình trường học tiên tiến cũng là một vấn đề, không phải là trường tốt nhất nhưng cũng không quá kém, cơ sở vật chất phải đảm bảo cho việc dạy và học.

"Khi mới triển khai thì nó cũng sẽ có một số khó khăn nhất định bởi ta đã quen với mô hình truyền thống, khi triển khai cách làm mới thì nó buộc phải có thay đổi trong tư duy, nhận thức", Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An chia sẻ.

Một trong những trường được lựa chọn thí điểm mô hình trường học tiên tiến là trường Tiểu học Lê Mao. Trước việc thí điểm mô hình trường tiên tiến, một số phụ huynh cũng có ý kiến trái chiều về việc lựa chọn trường học cho con nếu như không đăng ký học trường tiên tiến.

 Sẽ sáp nhập 1 trường đại học và 2 trường cao đẳng thành trường Đại học Nghệ An - Ảnh 2.

Trường tiểu học Lê Mao được lựa chọn làm mô hình thí điểm trường học tiên tiến.

Về vấn đề này, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định, học sinh ở trường tiểu học Lê Mao không đăng ký học trường tiên tiến ở phường sẽ được ưu tiên vào học bất kỳ trường tiểu học nào trên địa bàn TP.Vinh. Khoảng cách từ trường tiểu học Lê Mao sang các trường tiểu học kế cận cũng không phải là quá xa.

Giám đốc sở GD&ĐT Nghệ An Thái Văn Thành cũng khẳng định, học sinh hộ nghèo nếu đăng ký học trường tiên tiến sẽ được miễn phí toàn bộ. "Chúng tôi sẽ huy động tiền để đóng học phí cho học sinh hộ nghèo", GS.TS. Thái Văn Thành nói.

"Không chỉ mấy trường này làm mô hình trường tiên tiến mà các huyện sau này đều xây dựng trường tiên tiến để cho tất cả các học sinh ở Nghệ An được thừa hưởng nền giáo dục hiện đại", GS. TS Thái Văn Thành chia sẻ thêm.


Các tin khác

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (25/7), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng SJC về dưới mốc 122 triệu đồng/lượng, giảm tới 1 triệu đồng/lượng so với sáng qua.

Giá nhà tiếp tục tăng

Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đà phục hồi nhưng diễn biến chậm, chưa có đột phá. Giá cả có thể tăng nhẹ ở một số phân khúc do có sự điều tiết của bảng giá đất mới nhưng sẽ không có biến động mạnh.

Petrolimex có Tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa quyết định bổ nhiệm ông Lưu Văn Tuyển làm Tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Dán thẻ ETC chỗ nào cũng quá tải

Nhiều người dân đổ xô đi dán thẻ thu phí không dừng (ETC) trước thời hạn 1-8 gây quá tải cho đơn vị cung cấp dịch vụ.