Bất động sản

Sẽ bỏ quy định bắt buộc dành 20% quỹ đất để xây NOXH?

Một dự án nhà ở xã hội. (Ảnh: Thanh Niên).

Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời ý kiến của cử tri sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc dành quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để xây dựng nhà ở xã hội (NOXH).

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số tồn tại, bất cập trong việc thực hiện các chính sách phát triển nhà ở xã hội.

Trong đó có quy định về việc dành quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội theo Điều 5 Nghị định số 100 ngày 20/10/2015 của Chính phủ, làm cơ sở nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49 ngày 1/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100 nhằm khắc phục một số tồn tại, bất cập của quy định này.

Tuy nhiên, bên cạnh những tồn tại, vướng mắc trong quy định đã được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì còn có những nội dung tồn tại, vướng mắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và cần được sửa đổi trong Luật Nhà ở năm 2014. 

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết thêm, hiện nay Bộ đã được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì để nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014, trong đó có nội dung về quỹ đất phát triển loại hình nhà ở này.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất phương án bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng NOXH. Thay vào đó, Bộ yêu cầu bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển NOXH là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Cụ thể, UBND cấp tỉnh căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng thời kỳ phải bố trí quỹ đất dành để phát triển NOXH. Bên cạnh đó, những kiến nghị liên quan đến mô hình dự án NOXH tập trung (dự án NOXH độc lập, quy mô lớn) sẽ được tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trong quá trình Dự thảo Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Liên quan đến quy định yêu cầu chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NOXH, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) trước đó cũng từng có kiến nghị.

Cụ thể, theo HoREA, Nghị định 49/2021/NĐ-CP chỉ quy định phương thức chủ đầu tư phải xây dựng NOXH trong dự án nhà ở thương mại có quy mô diện tích từ 2 ha trở lên, nhưng đã bãi bỏ phương thức chuyển giao quỹ nhà ở tương đương giá trị quỹ đất 20% mà trước đây đã được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là không hợp lý, thiếu tính khả thi và không phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Bởi lẽ, các dự án nhà ở thương mại (khu đô thị, khu nhà ở) rất đa dạng về phân khúc thị trường từ cao cấp đến bình dân. Đồng thời, đa dạng về quy mô diện tích từ dưới 1 ha đến vài chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ha, nên cần có cơ chế phù hợp để chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ dành một phần quỹ đất để phát triển NOXH.

Trên thực tế, có những dự án nhà ở thương mại phù hợp để xây dựng NOXH trên quỹ đất 20% của dự án nhưng có nhiều dự án nhà ở thương mại không phù hợp để làm việc này.

Hiệp hội đưa ví dụ, một chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại cao cấp B tại phường An Phú, TP Thủ Đức có quy mô diện tích 2 ha nên phải dành 4.000 m2 đất để xây dựng NOXH trong dự án theo quy định.

Chủ đầu tư đã mua lại quyền sử dụng đất khu đất này với giá bình quân 80 triệu đồng/m2 dẫn đến chi phí giải phóng mặt bằng 4.000 m2 lên đến 320 tỷ đồng và đây là chi phí hợp pháp được tính vào chi phí đầu tư nhà ở xã hội. Nên, mặc dù dự án NOXH này được miễn tiền sử dụng đất, nhưng giá thành NOXH tại đây có thể lên đến 35-40 triệu đồng/m2 thì không thể làm NOXH được vì giá bán nhà quá cao.

“Nếu xác định giá trị quỹ đất 4.000 m2 này theo giá thị trường để hoán đổi quỹ đất khác hoặc quỹ nhà ở xã hội khác có giá trị tương đương thì Nhà nước sẽ có nhiều nhà ở xã hội hơn ở vị trí khác và giá bán nhà ở xã hội phù hợp hơn”, HoREA nhận định.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bất động sản 2023: Những giải pháp tình thế

Những ngày này tình trạng hiu hắt trầm lắng của thị trường bất động sản (BĐS) thu hút sự chú ý không chỉ doanh nghiệp, giới đầu tư mà còn được giới chuyên gia, các nhà làm chính sách đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều kiến nghị phải giải cứu thị trường BĐS, giải cứu thị trường trái phiếu để ngăn hiệu ứng tuyết lở lây lan từ thị trường bất động sản đến hệ thống ngân hàng và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.

Chính phủ yêu cầu đánh giá tổng thể tình trạng thiếu vốn của bất động sản và đề xuất phương án xử lý

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các biện pháp kịp thời, hiệu quả, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, trong đó có xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở công nhân.

Hà Nội thông tin về "siêu dự án" Gamuda - Công viên Yên Sở

Theo UBND thành phố Hà Nội, Gamuda Land Việt Nam đề nghị điều chỉnh chủ trương Khu chức năng đô thị Gamuda Central và Công viên Yên Sở trong khi chưa làm rõ tình hình thực hiện hợp tác đầu tư Khu B, tiềm ẩn những vấn đề có thể dẫn đến tranh chấp, cần được rà soát làm rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan.