Xã hội

Sau tự chủ, thu nhập giảng viên đại học tăng từ 60 triệu lên trên 300 triệu đồng/năm

Báo cáo của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tại Hội nghị tự chủ đại học sáng 4/8, cho thấy từ 2018 đến 2021, tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) tự chủ đa phần tăng lên; tổng thu ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) cấp chi thường xuyên cũng tăng thêm; thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT về kết quả thực hiện tự chủ ĐH từ cuối năm 2014 (thời điểm bắt đầu triển khai thí điểm mới cơ chế hoạt động của 23 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24.10.2014 của Chính phủ) đến nay, việc thực hiện tự chủ của các trường ĐH đã được một số kết quả đáng khích lệ, mang lại nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức lẫn công tác tổ chức thực hiện.

Theo Bộ GD&ĐT, về mức độ tự chủ tài chính, đến thời điểm hiện tại có 32,76% trường ĐH đã tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, 13,79% số lượng trường đã tự bảo đảm chi thường xuyên.

Đánh giá chung về nâng cao năng lực tài chính của các trường tự chủ, Bộ GD-ĐT cho biết từ 2018 đến 2021 tổng thu của các trường này đa phần tăng lên, tổng thu ngoài ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng thêm.

Trong đó, thu nhập bình quân hằng năm đã tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý. Cụ thể:

Sau tự chủ, thu nhập giảng viên đại học tăng từ 60 triệu lên trên 300 triệu đồng/năm - Ảnh 1.

Nguồn Bộ GD&ĐT


Đối với 23 trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, trong giai đoạn 2018-2021, thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%.

Năm 2018 tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 100 triệu/năm chiếm 26,2% trong khi năm 2021 chỉ còn 12,7%; tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 150 triệu/năm 2018 là 57,5% và chỉ còn 46,3% năm 2021.

Giảng viên có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; Giảng viên có thu nhập thu nhập trên 300 triệu/năm trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018-2021).

Sau tự chủ, thu nhập giảng viên đại học tăng từ 60 triệu lên trên 300 triệu đồng/năm - Ảnh 2.

Trong tốp 5 trường ĐH có tổng thu trên 1 nghìn tỷ/năm có 2 trường ĐH tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP và 3 trường tư thục tự chủ (Trường ĐH FPT, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Công nghệ TPHCM).

Trong tốp 10 trường tham gia khảo sát có tổng thu cao nhất, có 5 trường ĐH thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP23 (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM); 1 trường ĐH công lập tự chủ (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TPHCM) và 4 trường ĐH tư thục.

Có 14 trường trong danh sách các trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP trong danh sách 30 trường có tổng thu cao nhất năm 2021.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

“Sóng” du lịch, kéo sóng bất động sản Phú Quốc

Trong thời gian gần đây, sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất… thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải. Điều đó cho thấy, nhu cầu du lịch “bùng nổ” mạnh mẽ hậu Covid. Riêng với Phú Quốc, lượng khách đang tăng đột biến, bất động sản nhờ đó cũng đang “dậy sóng” trở lại.

Nhà mô-đun ẩn mình giữa rừng cây xanh thẳm

Ngôi nhà nằm trên một ngọn đồi ở bờ bắc của sông Calle Calle, cách thành phố Valdivia, Chile một vài km. Các mô-đun trong nhà được ghép nối tiếp nhau để tạo thành các giải pháp không gian khác nhau gồm phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và nhà vệ sinh.