Tài chính

Sau dịch, mua sắm trực tuyến và thanh toán online vẫn hút khách

Sau dịch, mua sắm trực tuyến và thanh toán online vẫn hút khách - Ảnh 1.

Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt vẫn tăng mạnh sau dịch COVID-19 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cụ thể, nghiên cứu của Visa cho thấy 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết họ sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch. Cùng với đó là sự tăng trưởng đáng kể của thanh toán không tiền mặt. Trong đó, gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử và tỉ lệ người sử dụng thẻ còn cao hơn là 82%.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mua sắm trực tuyến và các lựa chọn thay thế tiền mặt sẽ được duy trì sau đại dịch. 9/10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và hầu như tất cả đều sử dụng dịch vụ này thường xuyên hơn so với giai đoạn trước đại dịch.

Do tác động của đại dịch COVID-19, có đến hơn 80% người tiêu dùng hiện nay đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần.

Trong khi đó, 1/2 số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn, trong khi 64% và 63% người dùng đã tăng cường sử dụng thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động và ví điện tử.

Đáng lưu ý, sau đại dịch, những người được khảo sát thể hiện sự quan tâm cao nhất với việc chi tiêu cho du lịch, đặc biệt là chuyến đi trong nước.

Triển vọng du lịch của người Việt Nam hiện đang gia tăng rất lớn bởi mong muốn được đoàn tụ với gia đình và gặp gỡ bạn bè sau khoảng thời gian dài xa cách và nhu cầu tái kết nối du lịch, cao hơn nhiều hơn so với các tình huống du lịch thiết yếu và sự khát khao khám phá những điểm đến.

Trong khi đó, nghiên cứu mới của Viện Kinh tế Mastercard từ 37 thị trường trên thế giới và 9 thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương mới được công bố cũng dự báo việc nới lỏng các hạn chế đi lại và nhu cầu du lịch gia tăng thúc đẩy du lịch bùng nổ ở châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2022.

Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát, lượng đặt vé máy bay đi du lịch nghỉ dưỡng và công tác trên toàn cầu đã vượt qua mức trước đại dịch, trong khi đó, chi tiêu cho các chuyến đi bằng du thuyền, xe buýt và tàu hỏa đã cải thiện rõ rệt trong năm nay. Ước tính sẽ có thêm 430 triệu hành khách bay đến châu Á - Thái Bình Dương so với năm ngoái.

Theo Mastercard, sau hai năm hoạt động du lịch bị đình trệ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2022, việc nới lỏng hạn chế đi lại và mở cửa biên giới đã khiến cho nhu cầu du lịch cả trong và ngoài nước tăng vọt.

Một xu hướng có thể nhận thấy ở các thị trường trên toàn khu vực chính là việc người tiêu dùng sử dụng các khoản tiết kiệm dư dả để đi du lịch. Các khoản chi tiêu cho du lịch thay đổi và hướng đến các trải nghiệm hơn là những yếu tố khác.

"Bất chấp lạm phát ảnh hưởng đến tự do chi tiêu, năm 2022 sẽ là một năm quan trọng đối với ngành du lịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi các hạn chế biên giới được nới lỏng.

Sự trở lại nhanh chóng của hoạt động du lịch là một dấu hiệu đáng mừng khi mà châu Á - Thái Bình Dương đã sẵn sàng để bắt kịp các khu vực khác trên thế giới", ông David Mann, Nhà Kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông - châu Phi của Viện Kinh tế Mastercard nhận định.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Có thể mở tài khoản Sacombank trên ví ZaloPay

Không cần đến quầy giao dịch của ngân hàng, từ nay đến 31-7, tất cả khách hàng chưa có tài khoản Sacombank và đang sử dụng ví ZaloPay trên thiết bị di động đều có thể chủ động mở tài khoản thanh toán Sacombank với số đẹp tự chọn ngay trên ứng dụng.

Bay cùng Vietjet đón 1-6 đặc biệt

Mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, Vietjet đã mang tới cho những khách nhỏ tuổi của mình món quà bất ngờ là sự xuất hiện của các chiến binh robot cùng với vũ điệu sôi động.

Cổ phiếu tâm điểm 2/6: ITA, PC1, NT2

Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: GMD (Gemadept), VPI (Đầu tư Văn Phú - Invest), PC1 (Xây lắp điện 1) và CTD (Xây dựng Coteccons).

Siết tín dụng bất động sản nước ta: Nhìn sang nước láng giềng

Trung Quốc đang nỗ lực vực dậy ngành bất động sản – trụ cột chính của nền kinh tế nước này. Bởi thị trường địa ốc Trung Quốc đã lao dốc nghiêm trọng kể từ năm 2021, sau khi chính quyền nước này thắt chặt các chính sách cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản. Tại Việt Nam, nguồn vốn tín dụng vào bất động sản cũng đang bị kiểm soát.

"Gu" mới của giới nhà giàu, biệt thự nghỉ dưỡng khoáng nóng có giá kỷ lục lên đến 70 tỷ đồng

Giới nhà giàu sẵn sàng chi hàng chục tỷ đồng để mua căn biệt thự khoáng nóng phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng của gia đình và bạn bè. Dù xác định lợi nhuận không phải là mục tiêu cuối cùng nhưng loại hình này ghi nhận mức tăng giá đáng kể nhờ số lượng khan hiếm, đánh "trúng" vào nhu cầu mới của giới nhà giàu.