Xã hội

Sau 1/7/2025: Người lao động cả nước chuẩn bị tăng gấp đôi lương cơ bản, có đúng không?

Tiền lương cơ bản có tăng gấp đôi từ 1/7/2025?

Trên thực tế, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa chính thức về "lương cơ bản" trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng đây là thuật ngữ rất quen thuộc sử dụng trong lĩnh vực lao động - tiền lương.

Lương cơ bản không được quy định trong văn bản pháp luật nào, mà chỉ là cách gọi của mức lương thấp nhất mà lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận.

Sau 1/7/2025: Người lao động cả nước chuẩn bị tăng gấp đôi lương cơ bản, có đúng không?- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Theo đó, lương cơ bản là mức lương cố định mà người lao động nhận được theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, hay các chế độ phúc lợi bổ sung khác.

Nói cách đơn giản, lương cơ bản là phần lương "cứng" mà người lao động được trả dựa trên công việc họ đảm nhận, thường được dùng làm cơ sở để tính toán các khoản khác như bảo hiểm xã hội, giờ làm thêm, hoặc các phúc lợi liên quan.

Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, mức lương cơ bản chính là mức lương cơ sở nhân với hệ số lương theo hướng dẫn tại Thông tư 07/2024/TT-BNV.

Theo thông tin trên báo Dân Việt, trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc có "Tăng tiền lương cơ sở năm 2026" bà Phạm Thị Thanh Trà – Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: "Chưa nắm được có điều chỉnh lương cơ sở hay không, vì còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế đất nước năm 2025. Đến thời điểm này chưa có căn cứ và cơ sở để điều chỉnh lương".

Vừa qua, cũng có nhiều thông tin trên mạng xã hội chia sẻ "thực hư tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1/7/2025", tuy nhiên thông tin này chưa được xác nhận bởi cơ quan chức năng.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định, thông tin chính thức nào về việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ 1/7/2025.

Cách xác định lương cơ bản

- Đối với cán bộ, công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước:

Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương

- Đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước:

Mức lương cơ bản được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng.

Đối với mức lương tối thiểu vùng 2025 đang áp dụng theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP từ ngày 1/7/2024 đến nay. Theo đó mức lương tối thiểu vùng hiện nay là: 4,96 triệu đồng (vùng I); 4,41 triệu đồng (vùng II); 3,86 triệu đồng (vùng III) và 3,45 triệu đồng (vùng IV).

Ngoài ra Chính phủ cũng quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ hiện hành áp dụng cho cả nước như sau:

Vùng I là 23.800 đồng/giờ; Vùng II là 21.200 đồng/giờ; vùng III là 18.600 đồng/giờ; vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Hiện nay chưa có bất kỳ quy định chính thức nào về việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1/7/2025. Việc điều chỉnh tiền lương trong năm 2025 sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế và quyết định của Chính phủ sau khi báo cáo Quốc hội. Người lao động cần theo dõi thông tin từ các nguồn chính thức để tránh nhầm lẫn với tin không chính xác.

Các tin khác

Sau nhà phố, biệt thự đến lượt đất nền phía Tây TPHCM chạy đua bung hàng, cả thị trường địa ốc đang sợ lỡ nhịp “sóng” mạnh nhất năm 2025?

Đúng như dự đoán trước đó, việc sáp nhập tỉnh, thành trở thành động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản tại các địa phương. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội khó bỏ lỡ để “đi trước đón đầu” trong thế vận mới của thị trường địa ốc.

Từ 1/7, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương: Thay đổi lớn ảnh hưởng hàng triệu người

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng, với nhiều thay đổi quan trọng về cách tính mức đóng, thời hạn nộp và quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Sacombank đồng hành cùng hộ kinh doanh trong giai đoạn chuyển mình

Chuyển đổi mô hình kinh doanh, quy định mới về thuế, ứng dụng công nghệ và quản lý dòng tiền - những khái niệm mà nhiều cá nhân, tiểu thương, hộ kinh doanh tại Việt Nam đang bắt đầu tiếp cận, làm quen trong bối cảnh chính sách thuế có nhiều thay đổi.

Yêu cầu làm rõ vụ 5 suất bún, cháo hết 810.000 đồng ở Hạ Long

Liên quan đến phản ánh nhóm du khách bị tính 810.000 đồng cho 5 suất bún, cháo và bánh cuốn ở phường Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản đề nghị UBND phường Bãi Cháy kiểm tra, xác minh, làm rõ vụ việc.

Bộ Quốc phòng công bố danh mục 6 bài toán lớn

Bộ Quốc phòng vừa công bố danh mục bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025 để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tham gia cùng giải quyết.

VNPT triển khai 3 phần mềm chuyển đổi số trọng yếu cho Bộ Ngoại giao

Ngày 4/7/2025, Bộ Ngoại giao chính thức khai trương ba hệ thống quan trọng: Cổng Thông tin điện tử Bộ Ngoại giao, Hệ thống Quản lý Văn bản và Điều hành, cùng Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp Bộ (LGSP). Đây là những “mắt xích số” quan trọng thuộc Dự án xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ, do VNPT phát triển, nhằm hiện thực hóa chiến lược chuyển đổi số toàn diện ngành n goại giao.