Bất động sản

Sắp đánh thuế cao người sở hữu nhiều bất động sản?

Chiều 14/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Tại đây, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh quan điểm kiên trì, kiên định, kiên quyết phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Ông đặc biệt lưu ý, không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất để ban hành quy định về thuế với việc sử dụng bất động sản, hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động để hạn chế tình trạng mua đi, bán lại nhiều lần, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ bất động sản và chống thất thoát nguồn thu của nhà nước.

Trước đó, vào đầu tháng 3/2022, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Luật Thuế tài sản để trình Quốc hội. Trong đó, Bộ tài chính đề xuất phương án áp dụng mức thuế tài sản chung (gồm cả đất và nhà) với tỷ lệ 0,3% nếu xác định ngưỡng nhà không chịu thuế dưới 1 tỷ đồng hoặc áp dụng tỷ lệ 0,4% nếu ngưỡng nhà không chịu thuế là 700 triệu đồng. Phương án này được Bộ Tài chính đề xuất áp dụng và dự kiến mang về cho ngân sách khoảng 31.000 tỷ đồng.

Đề xuất này của Bộ Tài chính nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Đây cũng không phải lần đầu tiên Bộ Tài chính đề xuất vấn đề này. Tháng 4/2018, Bộ Tài Chính từng đề nghị xây dựng Luật Thuế tài sản nhưng đã thu hồi do vấp phải sự phản ứng của dư luận.

Năm 2011, tại Chỉ thị 2196/CT-TTg về tăng cường quản lý thị trường bất động sản, Bộ Tài chính cũng được giao nghiên cứu, đề xuất về thuế bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, bất động sản…

Đầu năm 2008, tại Chỉ thị 01 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động sản, Bộ Tài chính cũng được yêu cầu "chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về thuế nhà đất theo hướng đánh thuế lũy tiến đối với các trường hợp chủ sở hữu, chủ sử dụng có nhiều nhà đất vượt hạn mức quy định, có nhà đất nhưng không đưa vào khai thác sử dụng nhằm mục đích hạn chế đầu cơ, tăng nguồn thu cho ngân sách".

Liên quan đến vấn đề về thuế bất động sản, nhiều chuyên gia đều ủng hộ việc đẩy nhanh, sớm quy định này nhằm thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh.

Trước đó, GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường từng nhấn mạnh rằng, công cụ thuế đóng vai trò ngăn ngừa đầu cơ, tích trữ bất động sản (bao gồm cả đất đai) dưới dạng có bất động sản nhưng để hoang hóa, giữ đất nhưng đầu tư cầm chừng, sử dụng đất không hiệu quả. Khi đầu cơ được kiểm soát, giá bất động sản sẽ giảm, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và dễ dàng tiếp cận nhà ở cho nhóm người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

Bên cạnh đó, thuế bất động sản cũng đảm bảo chức năng thu giá trị bất động sản tăng thêm không do đầu tư của chủ sở hữu mang lại. Việc này sẽ ngăn chặn tình trạng sốt giá đất cục bộ xảy ra trong quá trình đô thị hóa như thành lập các khu kinh tế mới, chuyển từ huyện thành quận..., thông qua cách đánh thuế lũy tiến vào những trường hợp nhận chuyển nhượng rồi chuyển nhượng ngay trong thời gian ngắn.

Đồng ý kiến với quy định đánh thuế bất động sản, TS. Lê Xuân Nghĩa từng chia sẻ: "Phải đánh thuế thật nặng những dự án ôm, giữ đất kiểu như vậy. Hầu hết các nước đều đánh thuế rất nặng bởi coi đó là thuế để xác định hiệu quả sử dụng đất. Như ở Mỹ, không một hộ gia đình nào có thể dư ra vài trăm mét vuông đất chứ đừng nói là hàng chục héc-ta như tại Việt Nam".

Các tin khác

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Ông Đặng Văn Thành: Dù đang nhập khẩu điện, song khả năng sau năm 2030 Việt Nam sẽ xuất khẩu điện sang các quốc gia lân cận

Chia sẻ tổng quan về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm của TTC, ông Thành cho biết: "Nhìn chung con số hết sức khả quan, chỉ có mỗi ngành du lịch ảnh hưởng còn lại các ngành khác đều tốt và vượt kế hoạch. Trong đó, lĩnh vực Tập đoàn gặt hái nhiều thành công nhất phải kể đến mảng đường, hiện Công ty đang phải tăng ca để đáp ứng nhu cầu thị trường cần".