Công nghệ

Quốc gia đầu tiên trên thế giới dùng AI để soạn thảo luật

Tóm tắt:
  • UAE là quốc gia đầu tiên sử dụng AI trong soạn thảo và sửa đổi luật pháp.
  • Chính phủ đề xuất thay đổi luật dựa trên xử lý dữ liệu pháp lý và chính phủ.
  • AI giúp đẩy nhanh quá trình lập pháp và theo dõi tác động của luật pháp.
  • Công nghệ này có thể tăng tốc độ lập pháp tới 70%.
  • Các nhà nghiên cứu cảnh báo hạn chế về độ tin cậy và khả năng hiểu luật của AI.

Trong khi nhiều quốc gia khác đang tìm cách sử dụng AI để nâng cao hiệu quả trong các nhiệm vụ như tóm tắt dự thảo luật và cải thiện dịch vụ công, UAE đã đi xa hơn khi chủ động đề xuất thay đổi luật hiện hành thông qua việc xử lý dữ liệu pháp lý và chính phủ. Theo Financial Times, sáng kiến này của UAE được truyền thông nhà nước gọi là "quy định do AI hỗ trợ".

Quốc gia đầu tiên trên thế giới dùng AI để soạn thảo luật - Ảnh 1.

AI đang được UAE dùng để soạn thảo luật

ẢNH: REUTERS

Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum cho biết: "Hệ thống lập pháp mới hỗ trợ bởi AI này sẽ thay đổi cách chúng ta lập pháp, giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn và chính xác hơn". Trước đó, UAE cũng đã phê duyệt việc thành lập cơ quan mới trong nội các nhằm thúc đẩy ứng dụng AI trong lĩnh vực lập pháp.

AI giúp UAE đẩy nhanh tiến độ lập pháp

UAE dự kiến sẽ sử dụng AI để theo dõi tác động của luật pháp đối với dân số và nền kinh tế. Để thực hiện điều này, một cơ sở dữ liệu quy mô lớn sẽ được xây dựng, kết hợp luật liên bang và địa phương với dữ liệu từ khu vực công, bao gồm phán quyết của tòa án và các dịch vụ chính phủ. Ông Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum cho biết AI sẽ "thường xuyên đề xuất các bản cập nhật cho luật pháp của chúng tôi". Chính phủ UAE ước tính rằng AI có thể đẩy nhanh tiến độ lập pháp lên tới 70%.

AI có thay thế nhân sự ngành kỹ xảo điện ảnh, hoạt hình 3D, thiết kế game?

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo về những vấn đề và cạm bẫy tiềm ẩn của sáng kiến này. Họ chỉ ra rằng logic của AI có thể không rõ ràng với người dùng và đặt ra câu hỏi liệu AI có thể hiểu và giải thích luật pháp giống như con người hay không. Vincent Straub, một nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh), nhấn mạnh rằng các mô hình AI "tiếp tục gây ảo giác và gặp vấn đề về độ tin cậy và độ mạnh mẽ", đồng thời khẳng định "Chúng ta không thể tin tưởng AI".

Dù vậy, Straub cũng lưu ý điểm mới trong kế hoạch của UAE là việc sử dụng AI để dự đoán những thay đổi luật pháp có thể cần thiết trong tương lai. Sáng kiến này không chỉ có thể cải thiện quy trình lập pháp mà còn giúp tiết kiệm chi phí cho các công ty luật được thuê.

Các tin khác

Bác sĩ Basma M’Barek (Bệnh viện FV): nỗ lực đến cùng vì bệnh nhân ung thư

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị ung thư tại Pháp và Việt Nam, bác sĩ Basma M'Barek đã và đang mang đến những đổi mới quan trọng về kỹ thuật điều trị tại Trung tâm Điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV. Sự tận tâm và năng lực chuyên môn xuất sắc đã giúp cô mang lại hy vọng sống cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư.