Tài chính

PVI gửi hơn 11.600 tỷ vào ngân hàng, rót hơn 4.200 tỷ vào trái phiếu

CTCP PVI (PVI Holdings – Mã: PVI) vừa công bố báo cáo tài chính quý II với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 530 tỷ đồng, tăng 56,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế ở mức 437 tỷ đồng, tăng 51,7%. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế ở mức 953 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ. 

Với công ty mẹ, lợi nhuận trước thuế quý II ở mức 127 tỷ đồng, giảm 1,35% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận PVI giảm 26,3% so với cùng kỳ, thu về 269,2 tỷ đồng. 

Năm 2025, PVI đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 1.090 tỷ đồng, lợi nhuận công ty mẹ là 786 tỷ đồng. Như vậy, qua 6 tháng, công ty đã thực hiện được hơn 87,4% kế hoạch hợp nhất và 34,2% kế hoạch riêng lẻ. 

 

Trong quý II, doanh thu phí bảo hiểm gốc hợp nhất của PVI đạt 3.588 tỷ đồng, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu nhận tái bảo hiểm là 3.297 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Đồng thời, công ty cũng bỏ ra 4.906 tỷ đồng để nhượng tái bảo hiểm, tăng 67,8%.

Doanh thu thuần từ bán hàng và dịch vụ (chủ yếu từ bảo hiểm, tái bảo hiểm và một số nguồn thu khác) của PVI tăng 27,1%, đạt 2.324 tỷ đồng; tăng trội hơn so với mức tăng của giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp (phần lớn là chi bồi thường bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm,...) tăng thêm 17,5% lên 1.839 tỷ đồng, kéo theo lãi gộp từ bán hàng và dịch vụ tăng 84,4%, lên 485 tỷ đồng. 

Trong khi đó, mảng kinh doanh tài chính của PVI lại ghi nhận lợi nhuận giảm 3,5% so với cùng kỳ, mang về lãi gộp 223 tỷ đồng. Trong tài liệu ĐHĐCĐ 2025, PVI từng dự báo lãi suất tiền gửi sẽ dao động từ 4,7 đến 6%/năm và đặt mục tiêu lợi nhuận thấp hơn kết quả năm 2024 một phần từ yếu tố này.

Phần lớn doanh thu hoạt động tài chính của PVI đến từ lãi tiền gửi tiền cho vay. Ngoài ra trong quý II, lãi từ chênh lệch tỷ giá của công ty gần 54 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ. 

Hoạt động khác đóng góp không đáng kể vào kết quả kinh doanh của PVI. Trong kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng 14,3%, phần lớn do chi phí nhân viên; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác cao hơn. 

 

Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của PVI đạt 39.453 tỷ đồng, tăng 24,2% so với đầu năm. Trong đó, trị giá các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 13.806 tỷ đồng, tăng 43,2% so với với đầu năm, trong khi đó đầu tư tài chính dài hạn là 3.818 tỷ đồng, giảm 18,6 so với đầu năm. 

Đến cuối tháng 6, PVI gửi 11.630 tỷ đồng vào ngân hàng, tăng 18% so với đầu năm, trong đó 10.857 tỷ đồng là tiền gửi ngắn hạn và gần 773 tỷ đồng tiền gửi dài hạn. Đồng thời, PVI đầu tư khoảng hơn 130 tỷ đồng vào chứng chỉ tiền gửi.

(Nguồn: BCTC hợp nhất quý II PVI)

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục giảm

Sáng nay (27/7), giá vàng SJC “neo” ở mốc 121,1 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng/lượng từ đầu tuần đến nay.

Người dân phía Tây Hà Nội đón tin vui: Đại lộ rộng 10 làn xe sắp hoàn thành, “mở lối” từ siêu đô thị của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đến thẳng khu Tây Hồ

Việc đẩy nhanh tiến độ đại lộ Tây Thăng Long – tuyến giao thông chiến lược tại cửa ngõ phía Tây Thủ đô đang tạo ra cú hích quan trọng cho quá trình đô thị hóa, kéo theo sự chuyển mình mạnh mẽ về hạ tầng và bất động sản tại cho khu vực Đan Phượng.

Sạc không dây MagSafe trên iPhone 17 có gì mới?

Dòng iPhone 17 được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt quan trọng giúp sạc không dây MagSafe tiến gần hơn tới chuẩn sạc không dây lý tưởng – nhanh, hiệu quả và mở hơn cho người dùng.