Kinh doanh

Không cạnh tranh lại 7-Eleven, FamilyMart rời Thái Lan

Một cửa hàng FamilyMart của Thái Lan vào năm 2020. (Ảnh: Marimi Kishimoto/Nikkei).

Chuỗi cửa hàng tiện lợi FamilyMart của Nhật Bản sẽ rút khỏi Thái Lan sau khi thỏa thuận nhượng quyền với tập đoàn Central Group đã kết thúc vào cuối tháng 5, tờ Nikkei Asia đưa tin. Đây cũng được xem là cơ hội để đối thủ 7-Eleven mở rộng sự bành trướng hơn nữa.

Tuần trước, FamilyMart đã ra thông báo chính thức. Khoảng 200 cửa hàng FamilyMart tại Thái Lan sẽ được chuyển thành Tops Daily - một thương hiệu cửa hàng tiện lợi khác thuộc sở hữu của Central Group.

Theo Statista, xét về quy mô, FamilyMart có thị phần thứ 4 tại Thái Lan. Đứng đầu là 7-Eleven với hơn 13.000 cửa hàng, tương đương 80% thị phần. 7-Eleven được vận hành bởi Charoen Pokphand Group, một tập đoàn của Thái theo thoả thuận nhượng quyền.

FamilyMart bắt đầu đặt chân vào thị trường Thái Lan từ năm 1992 thông qua một liên doanh và mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1993. Công ty khẳng định mặc dù hiện tại họ rút khỏi Thái Lan, nhưng "không có gì thay đổi trong việc theo đuổi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của chúng tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa".

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/3), miền Bắc tiếp tục hình thái thời tiết nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Từ chiều tối và đêm 15/3, miền Bắc có thể đón không khí lạnh tăng cường, trời chuyển rét, vùng núi rét đậm, rét hại.

Savills: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM cao thứ 2 trong khu vực

Việc sở hữu một ngôi nhà là mong muốn chính đáng của người dân ở mỗi quốc gia và được các Chính phủ chú trọng đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết bài toán nhà ở. Ở các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM, khả năng chi trả cho nhà ở, dù là thuê hay mua, là một thách thức lớn đòi hòi sự can thiệp của Chính phủ ở nhiều khía cạnh.

Bi hài khách mua ép giá chủ nhà: “Anh chị trả giá nhà em mới tới tầng 1 à, nhà em còn 3 lầu nữa!”

Tình trạng người mua liên tục trả giá, thậm chí “trả bỏ” (tức trả xong rồi đi) vẫn diễn ra trên thị trường nhà đất. Đây cũng là lý do dù đã giảm giá nhưng rất ít giao dịch đi đến thành công, phần lớn vì tâm lý người mua còn kì vọng giá giảm thêm.