Chứng khoán

Phiên 13/7: Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 560 tỷ đồng, tập trung xả FUEVFVND trong khi mua MWG

Phiên giao dịch hôm nay kết thúc với sắc đỏ trùm lên các chỉ số chính trên hai sàn HOSE, HNX. Riêng thị trường UPCoM vẫn níu được sắc xanh khi đóng cửa.  Cụ thể, VN-Index giảm 0,9 điểm (0,08%) còn 1.173,92 điểm, HNX-Index giảm 0,63 điểm (0,22%) xuống 281,39 điểm, UPCoM-Index tăng 0,31 điểm (0,36%) đạt 87,09 điểm.

Tại sàn HOSE, áp lực điều chỉnh ở nhóm vốn hóa lớn đã kéo VN30-Index và VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ. Trong khi đó, nhóm vốn hóa nhỏ vẫn thu hút được dòng tiền. Dòng ngân hàng làm nhiệm vụ chính giữ điểm cho thị trường. Ngược lại GAS, VIC, VNM, VIC, MSN gây áp lực cho chỉ số.

Giao dịch trên sàn HOSE,  khối ngoại tiếp tục có phiên chốt lời mạnh khi bán ròng hơn 559 tỷ đồng, hay khối lượng hơn 16,3 triệu đơn vị. Theo thống kê, lực xả chủ yếu tập trung ở chứng chỉ quỹ, theo sau là cổ phiếu các nhóm bất động sản, hóa chất, thép.

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trong danh mục top10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng, dẫn đầu là chứng chỉ quỹ VFMVN Diamond ETF (FUEVFVND) với giá trị 226,3 tỷ đồng. Lực xả tại chứng chỉ quỹ này bỏ xa các cổ phiếu còn lại trong danh mục.

Dòng tiền ngoại theo sau rút ròng khỏi 2 đại diện nhóm tài chính ngân hàng là VCB (53,9 tỷ đồng) và SSI (53,3 tỷ đồng). Cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc thuộc tâm điểm rút vốn, gồm VIC (41,8 tỷ đồng), DXG (36,6 tỷ đồng), VHM (34,1 tỷ đồng) và NVL (22 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, giao dịch tương tự trong phiên cũng được ghi nhận ở một số cái tên như HPG (51,8 tỷ đồng), DGC (34,8 tỷ đồng), DPM (33,2 tỷ đồng),…

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Trở lại chiều mua, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động lại hút vốn ngoại nhiều nhất lên tới gần 47,3 tỷ đồng trong phiên. Khối ngoại nối tiếp đổ 27,9 tỷ đồng mua gom cổ phiếu VNM của Vinamilk.

Mặc dù bán ròng VCB nhưng NĐT nước ngoài lại mua ròng loạt cổ phiếu ngành ngân hàng như CTG (17,6 tỷ đồng), STB (9,8 tỷ đồng) SHB (6,5 tỷ đồng).

Kế tiếp, danh mục cổ phiếu ghi nhận dòng tiền tích cực trong phiên còn có HHV (27,1 tỷ đồng), VND (18,1 tỷ đồng), GMD (13 tỷ đồng), PVT (7,2 tỷ đồng), MSN (3,7 tỷ đồng).

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Tại HNX, hoạt động bán ròng chiếm ưu thế với giá trị gần 12 tỷ đồng và khối lượng 677.000 cổ phiếu, giảm gần 64% so với phiên trước đó.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu L14 sau giai đoạn dài vắng bóng đã được khối ngoại mua ròng với quy mô 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại tìm đến một số mã như HUT (1,1 tỷ đồng), VCS (202 triệu đồng), SD5 (199 triệu đồng), NDN (139 triệu đồng),…

Tại chiều bán ròng, cổ phiếu SHS tiếp tục dẫn đầu với giá trị bán ròng 7,2 đồng, giảm nhẹ so với phiên. Ngoài ra, các nhà đầu tư bán ròng nhẹ hơn các mã SHS (6,1 tỷ đồng), NVB (1,3 tỷ đồng), TIG (251 triệu đồng),…

Tương tự, trên thị trường UPCoM, khối ngoại chưa ngừng rút ròng với giá trị hơn 7,7 tỷ đồng, tương đương 171.700 đơn vị.

Trong đó, khối ngoại chủ yếu bán ròng hơn 2,7 tỷ đồng cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Kế đó VTP và BSR bị bán ròng với giá trị lần lượt là 2,5 tỷ và 1,8 tỷ đồng.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Phù Châu miễu nổi - Ngôi miếu đặc biệt nhất TP.HCM suốt 300 năm ngự giữa dòng Vàm Thuật, nơi thời gian phủ lên những câu chuyện huyền ảo vẫn ôm ấp đức tin từ dĩ vãng

Giữa sóng nước Vàm Thuật, miễu nổi Phù Châu ôm trọn một cù lao nhỏ giữa dòng. Dù bị thời gian phủ lên mình những câu chuyện huyền ảo, miễu Phù Châu vẫn là một điểm đến quen thuộc, một điểm tựa tâm linh không thể tách rời với người dân địa phương.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi giá đồng euro ngang bằng USD?

Khi đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm, xu hướng này sẽ tác động không nhỏ đến tình hình lạm phát, hoạt động xuất khẩu cũng như những chuyến du lịch của người dân châu Âu.

Tài xế Be đỡ chật vật nhờ nhiều chính sách hỗ trợ từ hãng

Trong bối cảnh giá cả, chi phí vận tải đang có nhiều biến động khiến tài xế công nghệ gặp khó khăn. Nhưng nhiều tài xế Be cho biết, với chính sách thưởng, giảm chiết khấu lên đến 10% từ hãng, cuộc sống nay bớt áp lực trước cơn ‘bão giá’.