Xã hội

TS. Nguyễn Đình Cung: "Không nên đánh giá cao thành tích tăng trưởng 7,5% năm nay"

Phát biểu tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay diễn ra chiều 12/9, theo Báo Chính phủ, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng, không nên đánh giá quá cao thành tích của năm nay.

"Bởi nếu phân tích kỹ mục tiêu tăng trưởng trong cả nhiệm kỳ, năm ngoái 2,5%, năm nay 7,5% thì qua 2 năm mới đạt 5,5%. Trong khi đó, mục tiêu của cả nhiệm kỳ chúng ta đặt ra là tăng trưởng 6,5-7%. Như vậy trong 3 năm còn lại, chúng ta phải nỗ lực rất lớn", TS. Cung nhấn mạnh.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, áp lực lạm phát đang rất cao, chính sách tiền tệ sắp tới đây không thể hỗ trợ tăng trưởng, dư địa của chính sách tài khóa sẽ giảm, chi phí đầu vào tăng, ra không tăng được có nghĩa là lợi nhuận doanh nghiệp đang giảm sút, dòng tiền vào doanh nghiệp đang có vấn đề, sản xuất của chúng ta đang có vấn đề.

Động lực tăng trưởng sắp tới đều yếu đi như xuất khẩu giảm, vốn FDI vào Việt Nam sẽ giảm, như vậy giải ngân FDI sắp tới cũng sẽ giảm. Đầu tư nhà nước có cải thiện đều nhưng không có những thay đổi, đầu tư vào tư nhân cũng như thế. Động lực cho thời gian sắp tới không nhiều tích cực, TS. Nguyễn Đình Cung cảnh báo.

Vì vậy, ông đề nghị chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp để ứng phó. Trước hết, về đầu tư công, đề nghị Thủ tướng nên lập Tổ phân tích rõ những nguyên nhân. Tổ này độc lập, phân tích đánh giá, phân loại các nguyên nhân, đề xuất phương án xử lý.

Cũng tương tự như thế với đầu tư nhân, ở các địa phương có quá nhiều dự án lớn nhỏ đều bị ách tắc, TS. Cung đề nghị có tổ phân loại nguyên nhân, có chỉ đạo sau đó tháo gỡ ách tắc đó cho dòng vốn đầu tư cả nhà nước và tư nhân. Đây là một nguồn lực rất lớn nhưng không sử dụng một cách hiệu quả.

 TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). (Ảnh: VGP). 

Động lực tăng trưởng 4 tháng cuối năm không còn nhiều

Đồng quan điểm, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Cao Viết Sinh cũng cho rằng,dự thảo chỉ tiêu phấn đấu cả năm nay trên tăng trưởng GDP đạt 7,5% là rất khả thi song động lực tăng trưởng trong 4 tháng cuối năm không còn nhiều.

"Quý III nhiều khả năng, Việt Nam sẽ tăng trưởng cao trên 10%. Quý IV có thể tăng trên 7,5%, nên mục tiêu 7,5% là hoàn toàn có thể đạt được và thậm chí vượt qua" nguyên Thứ trưởng Sinh cho biết. 

Tuy nhiên, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cũng lưu ý, 8 tháng qua tăng trưởng kinh tế tăng trưởng kinh tế cao như vậy, nguyên nhân rất quan trọng là cầu trong nước cao, đặc biệt xuất khẩu tăng cao.

Tuy nhiên, liệu đà này có còn cho 4 tháng còn lại hay không khi mà trong 4 tháng còn lại nhu cầu các nước thị trường chính của Việt Nam đều rất gay go, suy thoái. Điều này đặt ra bài toán cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. 

Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh. (Ảnh: VGP).

Về dự thảo chỉ thị, ông Sinh cho rằng, nếu xây dựng chỉ thị cho 4 tháng cuối năm thì ngắn quá, nên chăng kéo dài quý I/2023, có kế thừa phấn đấu cho năm tới.

Với mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đặt ra 95-100%, nguyên Thứ trưởng Sinh cho rằng mục tiêu này là một quyết sách rất lớn và phải rất quyết liệt để thực hiện.

Về mục tiêu điều hành, dự thảo chỉ thị đặt vấn đề chủ yếu điều hành kinh tế, tôi đề nghị nên đặt điều hành kinh tế gắn với an sinh xã hội.

Về các giải pháp, cần có giải pháp dài hơi, đồng thời cũng phải có giải pháp sát sườn cho Quý IV. Trong các giải pháp, giải pháp về visa rất quan trọng cho du lịch chưa đề cập đến, trong dự thảo cần đề cập thêm.

Động lực tăng trưởng theo kinh tế vùng

Bàn về những động lực tăng trưởng mới trong thời gian tới, TS. Cung cho rằng, còn một cách tiếp cận động lực tăng trưởng mới chính là tăng trưởng theo vùng kinh tế. 

"Nhìn trong tương lai dài hạn 5-7 năm tới, nếu chúng ta đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng cao toàn bộ nhiệm kỳ tăng trưởng 6,5-7%, thì cần một cách tiếp cận động lực tăng trưởng khác đó là động lực tăng trưởng theo vùng kinh tế", TS. Cung nói.

Động lực tăng trưởng của miền Đông Nam bộ và khu vực sông Hồng hiện chiếm tới 60% GDP và nếu thúc đẩy được 2 vùng kinh tế này, làm nó phát triển tăng trưởng 9-10% thì cả nước sẽ tăng trưởng 7-8%, điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Nguyên Viện trưởng CIEM nhìn nhận, phải có một hệ khuyến khích đầu tư mới để thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào những vùng đô thị phát triển, chứ không phải vào vùng sâu, vùng xa. Đó là cách chúng ta tạo động lực tăng trưởng, đồng thời đổi mới mô hình tăng trưởng.

"Chỉ khi 2 đầu của đất nước đổi mới mô hình tăng trưởng thì cả Việt Nam mới đổi mới mô hình tăng trưởng còn nếu không chúng ta sẽ dậm chân tại chỗ, tái cơ cấu, tái cơ cấu và tái cơ cấu nói mãi vẫn không tái được", TS. Cung cho hay.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

FPT có tới 4 thành viên trong câu lạc bộ doanh nghiệp CNTT nghìn tỷ

Mới đây, Tập đoàn FPT và 3 công ty thành viên (FPT Telecom, FPT Software, FPT IS) lọt Top10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam ở 8/20 lĩnh vực bình chọn và được công nhận là những thành viên đầu tiên của câu lạc bộ doanh nghiệp nghìn tỷ trong Chương trình Top10 CNTT do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức.

Chủ đầu tư đứng sau bộ đôi toà tháp hút khách tại Quảng Ninh

Mới chính thức mở bán lần 2 vào tháng 9/2022, bộ đôi toà tháp Bada và San Tower thuộc tổ hợp căn hộ dự án The Dragon Castle Hạ Long, lấy cảm hứng từ cuộc sống chất lượng của thành phố nổi tiếng Busan (Hàn Quốc), đang hút sự quan tâm của người mua nhà ở thực và giới đầu tư.

Những thách thức Apple đang phải đối mặt tại các thị trường lớn ở châu Á

Apple vừa cho ra mắt sản phẩm iPhone 14 và dự kiến đây sẽ là con át chủ bài mang lại doanh thu khủng cho hãng điện thoại này trong năm nay. Tuy nhiên tại các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, công ty đang gặp phải những thách thức không nhỏ khi các hãng nội địa đang ngày càng phát triển mạnh cùng với giá bán cạnh tranh.

Bộ Nội vụ cắt giảm 2 vụ, sáp nhập 1 trường đại học

Theo Nghị định của Chính phủ, Bộ Nội vụ không còn Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Vụ Tổng hợp, còn trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc gia.

Sẽ có thêm đợt nới room tín dụng nữa?

Trong đợt điều chỉnh vừa qua, mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ước tính sẽ tăng thêm khoảng 2%, tương đương với 200.000 tỷ đồng.