Tài chính

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng

Cách đây 13 năm, hồi 14 giờ 46 phút chiều ngày 11/3/2011, trận động đất cường độ 9 đã xảy ra ở Đông Bắc Nhật Bản. Sau động đất, các đợt sóng thần khổng lồ cao tới 40 mét cũng đã liên tiếp ập vào đất liền, nhấn chìm nhiều thị trấn và làng mạc. Đây là một trong những trận động đất-sóng thần mạnh nhất lịch sử loài người.

Thậm chí, tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm gần bờ biển, sóng thần tấn công đã làm hỏng hoàn toàn các hệ thống làm mát thanh nhiên liệu hạt nhân, gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới và khiến một số vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ.

Sự tàn phá đã buộc hàng trăm ngàn người khác phải rời bỏ nhà cửa của họ. Cho đến tận bây giờ, hơn 29.000 người vẫn chưa thể quay trở lại.

Số liệu mới nhất do Cơ quan Cảnh sát quốc gia công bố ngày 8/3 cho thấy tính đến cuối tháng 2, số người thiệt mạng do thảm họa là 15.900 người trong khi 2.520 người mất tích. Đa số nạn nhân ở các tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate, Japan Times đưa tin.

Theo dữ liệu của Cơ quan Tái thiết, tính đến cuối tháng 12/2023, số người tử vong do liên quan đến thảm họa, như bệnh tật hoặc tự tử do căng thẳng, là 3.802 người.

Dù 13 năm trôi qua nhưng hình ảnh nhà cửa đổ nát, tàu thuyền bị cuốn lên đất liền, đường xá vương vãi mảnh vỡ, nhiều người mất tích hoặc thiệt mạng đã để lại nỗi đau khó thể nguôi ngoai đối với người dân Nhật Bản.

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 1.

Lúc 14 giờ 46 phút ngày 11/3/2011, một trận động đất cường độ 9 đã xuất hiện ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Tâm chấn cách vùng Tohoku khoảng 70km, ở độ sâu khoảng 32km. Trận động đất kéo dài trong 6 phút và gây ra sóng thần cao hơn 40m. Ảnh: Đợt sóng tràn vào thành phố Miyako, tỉnh Iwate sau trận động đất ngày 11/3/2011. Ảnh: Reuters/Mainichi Shimbun

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 2.

Người dân lo lắng tìm cách trú ẩn khi trần nhà một hiệu sách sụp đổ trong trận động đất ở Sendai, Nhật Bản, 11/03/2011. Ảnh Kyodo / Reuters

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 3.

Sóng thần nhấn chìm khu dân cư ở Natori, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011. Ảnh: Reuters/Kyodo

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 4.

Nhà máy lọc dầu Cosmo ở thành phố Ichihara, tỉnh Chiba, gần Tokyo bốc cháy. Ảnh: Asahi / Reuters

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 5.

Sóng thần ập vào bờ biển Minamisoma thuộc tỉnh Fukushima. Ảnh: Sadatsugu Tomizawa/AFP/Getty

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 6.

Toya Chiba, phóng viên của tờ báo địa phương Iwate Tokai Shimbun, bị sóng thần cuốn trôi tại cảng Kamaishi, tỉnh Iwate. Kyodo News đưa tin Chiba đã sống sót sau trận sóng thần nhờ nắm lấy một sợi dây sau khi bị cuốn đi khoảng 30 mét. Ảnh: Kamaishi Port Office via Kyodo / Reuters

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 7.

Xoáy nước khổng lồ xuất hiện sau trận động đất và sóng thần ở thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima, ngày 11/3/2011. Ảnh: Reuters/Yomiuri

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 8.

Ô tô và máy bay bị sóng thần quét và nằm ngổn ngang. Ảnh: Kyodo / Reuters

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 9.

Những ngôi nhà bị nước cuốn trôi sau trận động đất và sóng thần ở thành phố Natori, đông bắc Nhật Bản. Ảnh: Reuters/Kyodo

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 10.

Những ngôi nhà bị cháy vào ban đêm sau trận động đất ở thành phố Natori ngày 11/03/2011. Ảnh: Kyodo / Reuters

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 11.

Những chiếc ô tô bị cháy ở cảng Hitachi. Ảnh: Kyodo / Reuters

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 12.

Các container chở hàng bị lật đổ và vương vãi sau trận động đất ở Sendai ngày 12/3/2011. Ảnh: Itsuo Inouye

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 13.

Lính cứu hỏa nỗ lực tìm kiếm nạn nhân ở Soma, tỉnh Fukushima, vào ngày 14 tháng 3 năm 2011 - ba ngày sau khi trận động đất và sóng thần lớn xảy ra. Ảnh: Wally Santan

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 14.

Nhân viên cứu hộ ôm một bé gái được họ giải cứu khỏi một tòa nhà vào ngày 12 tháng 3 năm 2011. Ảnh: Kyodo / Reuters

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 15.

Các nhân viên mặc đồ bảo hộ kiểm tra dấu hiệu nhiễm phóng xạ đối với trẻ em đến từ khu vực phải sơ tán gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daini ở thành phố Koriyama, ngày 13/3/2011. Ảnh: Reuters

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 16.

Một người đàn ông đi trên con đường bị phá hủy nặng nề ở thành phố Ishinomaki ngày 15 tháng 4 năm 2011. Ảnh: Hitoshi Yamada / NurPhoto / Corbis

Nhìn lại ‘thảm họa kép’ tàn phá nước Nhật đúng 13 năm trước: Nhà cửa đổ sập, đường sá nứt toác, hơn 22.000 người thiệt mạng- Ảnh 17.

Bàn tay của một người đàn ông thiệt mạng trong trận động đất và sóng thần, được phát hiện giữa các rào chắn bê tông trên biển, vào ngày 14 tháng 3 năm 2011, tại Toyoma, Nhật Bản. Ảnh: Gregory Bull

Dù “những ký ức đau thương” sẽ khó có thể phai mờ trong tâm trí người dân Nhật Bản nhưng các tỉnh Đông Bắc nước này cũng đang không ngừng hồi sinh sau nhiều mất mát.

Tham khảo Japan Times, NHK World Japan, The Atlantic

Các tin khác

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Miền bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (17-18/3) sẽ là thời gian rét nhất trong đợt không khí lạnh lần này ở miền Bắc. Miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Tây Nguyên và Nam Bộ có thể đón mưa dông cục bộ vào chiều tối.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/3), miền Bắc tiếp tục hình thái thời tiết nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Từ chiều tối và đêm 15/3, miền Bắc có thể đón không khí lạnh tăng cường, trời chuyển rét, vùng núi rét đậm, rét hại.

Giá vàng diễn biến lạ

TPO - Sáng nay (12/3), giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều giữa các doanh nghiệp. Tỷ giá USD ngân hàng “hạ nhiệt”.

Bất động sản tăng tốc, đất nền “lên ngôi”

Thị trường bất động sản đã dần bước qua thời kỳ trầm lắng, bắt đầu chu kỳ mới với những chỉ số tích cực. Trong đó, phân khúc đất nền với ưu điểm về suất đầu tư hợp lý, giá trị sử dụng cao được đánh giá là kênh đầu tư hiệu quả tại thời điểm này.

Bộ xây dựng, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Tài chính, Kế hoạch – Đầu tư, các ngân hàng cùng lúc “nhập cuộc” gỡ khó cho thị trường bất động sản

Mới đây thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (Bộ Xây dựng), Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của Tổ công tác trong năm 2023.

Điều tra chấn động: Elon Musk làm từ thiện 7 tỷ USD cho chính mình, được miễn 2 tỷ USD tiền thuế cho hoạt động quyên góp nhưng không thuê bất kỳ ai, chỉ phục vụ lợi ích cá nhân

Elon Musk đang đối mặt nguy cơ phải trả hàng tỷ USD tiền phạt sau khi quỹ từ thiện của ông chủ Tesla bị phát hiện không thuê bất kỳ ai và chỉ tích cực khi phải trả quá nhiều tiền thuế.

Cổ phiếu "họ" Viettel tăng bốc đầu trước thềm Viettel Post "chuyển nhà" sang HOSE, có mã tăng kịch trần lên đỉnh lịch sử

Thông tin hỗ trợ tích cực cho nhóm cổ phiếu này được cho là đến từ việc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500 - 2600 MHz trong vòng 15 năm tới với mức trúng đấu giá khá lớn.

Ocean City - "thành phố đáng sống bậc nhất hành tinh" đầy quyến rũ qua lăng kính CNBC

Sức nóng của Ocean City đã và đang vượt khỏi biên giới Việt Nam, thu hút sự quan tâm của những kênh truyền thông danh tiếng thế giới. Mới đây nhất, "thành phố đáng sống bậc nhất hành tinh" ở phía đông Hà Nội đã bất ngờ xuất hiện đầy sống động và quyến rũ trong "Nhịp đập thiên đường" trên kênh truyền hình uy tín hàng đầu thế giới