Phong cách sống

Nỗi lo mua phải hàng giả khi sắm đồ xa xỉ online ở Hàn Quốc

Nhu cầu tăng vọt đối với các sản phẩm xa xỉ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Hàn Quốc không chỉ giúp các cửa hàng bán lẻ thu lợi mà còn khiến các kênh mua sắm trực tuyến mới nổi làm ăn được. Tuy nhiên, chất lượng của các mặt hàng được bán online là một trong nhiều vấn đề được người mua phàn nàn, Korea Times dẫn lời từ các nhà quan sát trong ngành và các nhóm vận động người tiêu dùng.

Nguồn cơn của sự việc bắt đầu từ cuộc tranh cãi nổi nên hồi tháng 1 khi nền tảng bán lại trực tuyến của Naver là KREAM cho rằng Musina đang bán quần áo giả của thương hiệu Essentials.

Musina là nền tảng thời trang lớn nhất của Hàn Quốc, lần đầu tiên vượt mốc 2.000 tỷ won tổng giá trị hàng hóa vào năm 2021. Viện thẩm định hàng xa xỉ Hàn Quốc nói rằng không thể xác thực được các sản phẩm bán trên Musina do thiếu dữ liệu.

Nỗi lo mua phải hàng giả khi sắm đồ xa xỉ online ở Hàn Quốc - Ảnh 1.

Vụ việc hàng giả gây tranh cãi tại Hàn Quốc liên quan đến nhãn hiệu Essentials. Ảnh: Musina.

Một số khách hàng đang đặt câu hỏi về chất lượng của các mặt hàng xa xỉ được bán trực tuyến, điều mà trước đây họ không bao giờ ngờ tới vì luôn tin tưởng các công ty lớn không bao giờ bán hàng giả.

“Tôi đã mua khoảng 10 triệu won (8.300 USD) hàng hiệu online trong năm ngoái và nghi ngờ rằng một số là hàng giả. Nhưng quá trình kiểm tra tính xác thực của chúng quá phức tạp và tốn kém”, một khách hàng 34 tuổi tên Kim cho biết. Người này chia sẻ thêm thường tìm đến địa chỉ mua sắm online vì nơi đó bán hàng rẻ hơn các cửa hàng, tuy nhiên việc truy tìm nguồn gốc sẽ khiến cô mất số tiền tương đương với khoản bỏ ra để mua hàng trực tiếp tại cửa hàng.Một số khách hàng đang đặt câu hỏi về chất lượng của các mặt hàng xa xỉ được bán trực tuyến, điều mà trước đây họ không bao giờ ngờ tới vì luôn tin tưởng các công ty lớn không bao giờ bán hàng giả.

Một nhân viên văn phòng 32 tuổi khác nói rằng cô thích lên mạng để mua những món đồ xa xỉ vì có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, cuộc tranh cãi gần đây liên quan đến nguồn gốc của một số mặt hàng đã khiến cô thay đổi suy nghĩ, buộc phải quay lại các cửa hàng. Người này nói: “Tôi không muốn mạo hiểm khi mua túi xách và quần áo xa xỉ trên mạng chỉ vì rẻ hơn trong khi không chắc chúng có phải hàng thật hay không. Tôi đã chi trung bình 3 triệu won (2.400 USD) cho một chiếc túi xách và không muốn kết cục nhận phải hàng giả chỉ vì muốn tiết kiệm 300.000 won (249 USD)”.

Vấn đề đặt ra ở đây là sẽ rất khó để xác thực các mặt hàng xa xỉ, ngoại trừ sản phẩm của Chanel, Louis Vuitton và Hermes. Các thương hiệu cao cấp khác đều thiếu dữ liệu về các mặt hàng, như nhãn phụ Essential của thương hiệu thời trang đường phố sang trọng Fear of God là một ví dụ.

Nỗi lo mua phải hàng giả khi sắm đồ xa xỉ online ở Hàn Quốc - Ảnh 2.

Các nhãn hiệu khác ngoài Chanel, LV và Hermes được cho là khó kiểm tra tính xác thực hơn ở Hàn Quốc. Ảnh: Korea Times


Các thương hiệu xa xỉ cũng từ chối kiểm tra tính xác thực của các sản phẩm được cho là giả mạo được bán trực tuyến tại Hàn Quốc. Các trung tâm mua sắm trực tuyến nhỏ lẻ không mua hàng xa xỉ trực tiếp từ trụ sở chính của thương hiệu mà làm hợp đồng với các nhà bán lẻ thứ hai hoặc thứ ba ở châu Âu. Một số bán sản phẩm được mua cá nhân tại các cửa hàng địa phương ở Paris, Milan hoặc New York khiến các công ty xa xỉ trực tuyến cũng khó kiểm soát chất lượng.

Quy mô của thị trường hàng hiệu online ở Hàn Quốc đã tăng đáng kể trong năm ngoái. Tổng giá trị hàng hóa từ 3 nền tảng bán đồ hiệu online là MUST IT, Tren:be và BALAAN đã chạm ngưỡng 1.000 tỷ won.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Bi kịch của thủ khoa đại học 12 năm đi nhặt rác kiếm sống: Khi trường đời không giống trường học, nhà vô địch "biến mình" thành kẻ vô gia cư, bị xã hội bỏ quên

Muốn có được thành công chúng ta phải đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn rằng hiện nay, mức sống vật chất ngày càng tăng cao nhưng chỉ số hạnh phúc vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tụt lùi. Chỉ vì một lựa chọn sai lầm hay không thể vượt qua mọi rào cản thôi, mọi thứ mà chúng ta có cũng có thể “một đi không trở lại”. Cũng giống như cuộc đời của Diêu Viễn – Học giả hàng đầu của Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc.

Làm việc kết hợp – Mô hình tiếp cận nào cho các lãnh đạo doanh nghiệp

Kể từ khi đại dịch bùng phát trên thế giới, mô hình làm việc kết hợp (Hybrid Work), nơi nhân viên có thể chủ động lựa chọn làm việc tại bất cứ nơi đâu và chỉ lên văn phòng khi cần thiết, đã được đưa vào áp dụng trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu, và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó.

M.O.I Cosmetics - niềm tự hào thương hiệu Việt tại Giải thưởng tầm cỡ châu lục

Sau 4 năm thành lập, từ một startup không nhiều kinh nghiệm lại sẵn sàng dấn thân vào thương trường khốc liệt cùng các ông lớn ngành mỹ phẩm toàn cầu, M.O.I Cosmetics hiện nay đã có chỗ đứng riêng cho mình tại thị trường nước nhà và vinh dự là đơn vị duy nhất lĩnh vực mỹ phẩm nhận giải thưởng Thương hiệu truyền cảm hứng của APEA 2021.

Viet Nam Smart City: 30 phút tất toán dự án Chợ Lăng Cô

Viet Nam Smart City đã tất toán “giỏ hàng” giai đoạn 1 dự án Chợ truyền thống Lăng Cô tại sự kiện Lễ giới thiệu dự án vừa qua, mở đường thành công đến thị trường Huế giàu tiềm năng.

15 loại rau quả được USDA ưu ái vì hầu như không có nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, chị em đi chợ có thể yên tâm mua cho gia đình ăn

Thông thường, người nông dân sẽ phun thuốc trừ sâu cho trái cây và rau quả để bảo vệ chúng khỏi những thứ như côn trùng và nấm. Thế nhưng có 15 loại rau quả hầu như không có nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu vì tự có khả năng chống lại sâu bọ.

Cậu con trai đoản mệnh và chỗ dựa gia đình đằng sau thành tựu để đời của CEO Microsoft

Căn bệnh bại não đã cướp mất của Satya Nadella cậu con trai độc nhất ở tuổi 26. Tuy nhiên, sự ra đời của Zain, cậu bé phải giành giật sự sống từ trong bụng mẹ nhưng cũng không có một cơ thể lành lặn, đã mang lại cho Satya Nadella những động lực, những khát khao để mang đến cho mọi người một cuộc sống tốt đẹp hơn.