Khoa học

Những sự thật thú vị về Nam Cực ít người biết

Tóm tắt:
  • Nam Cực là hoang mạc lạnh nhất, gió mạnh và khô hạn nhất thế giới với nhiệt độ thấp kỷ lục -98°C.
  • Khoảng 100 triệu năm trước, Nam Cực từng có khí hậu ấm áp với rừng và động vật đa dạng.
  • Băng dày tới 4,8 km chứa 70% nước ngọt trên Trái đất, nếu tan chảy sẽ làm mực nước biển dâng 60 mét.
  • Nam Cực có núi lửa hoạt động, sinh vật đặc hữu và thực vật kiên cường sống ở ven biển.
  • Không có người bản địa, mùa hè có khoảng 4.000 nhà khoa học làm việc, là nơi lý tưởng quan sát vũ trụ.
nam cực - Ảnh 1.

Nam Cực thực sự là một... hoang mạc - Ảnh: Discoveringantarctica

Dù bị bao phủ bởi băng tuyết quanh năm, Nam Cực vẫn được phân loại là một hoang mạc do lượng mưa trung bình hàng năm cực kỳ thấp, chỉ khoảng 50 mm trong nội địa và 200 mm dọc theo vùng ven biển. 

Thay vì mưa, nơi đây chỉ có tuyết rơi ít ỏi, rồi được gió thổi cuốn tạo thành những cơn bão tuyết dữ dội như "bão cát" của các sa mạc nóng.

Nơi đây sở hữu nhiều cái "nhất" như vùng đất lạnh nhất, gió mạnh nhất và khô hạn nhất thế giới; điểm tốt nhất trên Trái đất để quan sát vũ trụ...

nam cực - Ảnh 2.

Vùng đất lạnh nhất, gió mạnh nhất và khô hạn nhất thế giới. Nhiệt độ thấp kỷ lục từng được ghi nhận ở trạm Vostok của Nga vào năm 1983: -98°C. Vào mùa đông, ánh sáng mặt trời hoàn toàn biến mất trong nhiều tháng. Gió tại đây có thể đạt tốc độ 320 km/h, mạnh tương đương một siêu bão - Ảnh: Discoveringantarctica

nam cực - Ảnh 3.

Nam Cực từng... ấm áp và xanh tươi. Khoảng 100 triệu năm trước, Nam Cực từng có khí hậu ấm áp với rừng lá kim, cây dương xỉ và động vật đa dạng. Dấu tích hóa thạch cho thấy lục địa này từng là một phần của siêu lục địa Gondwana - Ảnh: Discoveringantarctica

nam cực - Ảnh 4.

Độ dày băng có nơi lên đến 4,8 km, tạo thành khối băng đồ sộ chứa tới 70% lượng nước ngọt của Trái đất. Nếu toàn bộ băng ở Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu sẽ dâng khoảng 60 mét, đủ để nhấn chìm nhiều đô thị ven biển lớn trên thế giới. Điều này khiến Nam Cực trở thành trung tâm quan trọng trong nghiên cứu biến đổi khí hậu - Ảnh: escales.ponant

nam cực - Ảnh 5.

Có núi lửa hoạt động và hệ sinh thái độc đáo. Nam Cực có ít nhất hai núi lửa đang hoạt động: núi Erebus và Đảo Deception. Dù khắc nghiệt, nơi đây vẫn là nhà của nhiều loài sinh vật đặc hữu như chim cánh cụt hoàng đế, cá, giáp xác, cá voi sống dọc theo vùng biển bao quanh. Ngoài ra, Nam Cực không có động vật có vú trên cạn, bò sát hay lưỡng cư - Ảnh: Josh Landis/National Science Foundation

nam cực - Ảnh 6.

Thực vật vẫn "kiên cường" tồn tại. Mặc dù thảm thực vật rất nghèo nàn, một số loài rêu, địa y và tảo vẫn sống sót ở các vùng ven biển. Đặc biệt, các nhà khoa học ghi nhận màu xanh tăng dần trên bề mặt Nam Cực trong 50 năm qua, dấu hiệu cho thấy biến đổi khí hậu đang làm thay đổi hệ sinh thái tại đây - Ảnh: Travelhx

nam cực - Ảnh 7.

Nam Cực không có người bản địa. Tuy nhiên, vào mùa hè, có khoảng 4.000 nhà khoa học từ hơn 20 quốc gia đến đây làm việc tại các trạm nghiên cứu. Vào mùa đông, con số này giảm còn khoảng 1.000 người - Ảnh: Alan Light

nam cực - Ảnh 8.

Với không khí khô, sạch và không có ô nhiễm ánh sáng, Nam Cực là một thiên đường cho các nhà thiên văn, là một trong những nơi tốt nhất trên Trái đất để quan sát vũ trụ, đặc biệt là bức xạ vũ trụ nền - Ảnh: Antarcticatravels

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thắp nến tri ân ở Côn Đảo

Tối 3/5, tại nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính để tưởng nhớ và tri ân những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.