Về những nơi khác, Đức đang chật vật với một cuộc khủng hoảng chính trị, bộ trưởng tài chính Anh có bài phát biểu quan trọng và các nhà hoạch định chính sách đến Baku để tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu.
Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 11-15/11/2024:
1/ TÂM ĐIỂM CHÚ Ý LÀ MỸ
Trọng tâm chú ý của thị trường trong những ngày tới chuyển sang dữ liệu lạm phát của Mỹ, sẽ công bố vào ngày 13/11. Các thị trường chờ đợi xem những chính sách kinh tế mà Tổng thống mới đắc cử Trump thúc đẩy có thể gây ra lạm phát hay không.
Các nhà kinh tế ước tính chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 10 tăng 0,2% so với tháng liền trước. Trong tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,4% so với một năm trước đó, là mức nhỏ nhất trong hơn 3 năm rưỡi, củng cố dự đoán Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất hơn nữa.
Nhưng ngân hàng trung ương có thể đã trở nên lúng túng với kết quả bầu cử Mỹ, vì kế hoạch tăng thuế của đảng Cộng hòa có thể thúc đẩy giá tăng. Sau khi Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào thứ Năm tuần qua (7/11), Chủ tịch Jerome Powell đã đưa ra rất ít thông tin về tốc độ và mức giảm lãi suất dự kiến trong tương lai.
Thị trường cũng đang theo dõi liệu các "Trump trade" - bao gồm cả đồng USD tăng giá và việc nhà đầu tư hào hứng mua cổ phiếu của các ngân hàng và công ty vốn hóa nhỏ - có tiếp tục hay không khi các nhà đầu tư đánh giá đầy đủ tác động của kết quả bầu cử Mỹ.
Lạm phát Mỹ ước tính duy trì ổn định trong 4 tháng liên tiếp.2/ TÌNH HÌNH Ở BẮC KINH
Cuộc họp của cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc được thị trường quốc tế theo dõi chặt chẽ đã kết thúc vào thứ Sáu (8/11) với thông báo về gói chi tiêu trị giá 6 nghìn tỷ nhân dân tệ (837,17 tỷ USD) nhằm mục đích xóa nợ ngoài sổ sách cho các chính quyền địa phương.
Điều đó chắc chắn sẽ làm thất vọng nhiều nhà đầu tư, những người đã thổi phồng các cổ phiếu blue chip của Trung Quốc đại lục tăng giá 5,5% trong tuần vừa qua, giữa bối cảnh có một số suy đoán rằng Trung Quốc sẽ bổ sung một số khoản chi tiêu để chống lại tác động tiềm tàng từ cuộc chiến thương mại do Donald Trump theo đuổi.
Một số nhà phân tích cảnh báo rằng sẽ còn quá sớm để Bắc Kinh chính thức hóa một chiến lược chỉ vài ngày sau chiến thắng của ông Trump, nhưng các nhà đầu tư vẫn nhiều lần đẩy giá cổ phiếu Trung Quốc lên cao mặc dù sau đó lại thất vọng vì các chính sách kích thích không như kỳ vọng.
Với mức thuế quan 60% mà Trump đe dọa áp dụng - lớn hơn mức thuế của 8 năm trước, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 5% có thể là mối quan tâm nhỏ nhất của Bắc Kinh.
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi suy thoái.3/ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - KINH TẾ Ở CHÂU ÂU
Sự sụp đổ của liên minh cầm quyền của Đức đã khiến cuộc khủng hoảng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu trở thành tâm điểm chú ý ngay sau chiến thắng của ông Trump.
Quyết định sa thải bộ trưởng tài chính của Thủ tướng Olaf Scholz, từ đối tác liên minh là Đảng Dân chủ Tự do, cho thấy sẽ có một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào tháng 1/2025 và có thể là cuộc bầu cử đột xuất vào tháng 3.
Đảng Dân chủ Xã hội của Scholz hiện đang thống trị với đồng minh liên minh còn lại là Đảng Xanh trong một chính phủ thiểu số nhưng phải đối mặt với áp lực phải tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm sớm hơn. Bản dự thảo ngân sách gây tranh cãi cũng cần được hoàn thiện.
Thời điểm này khó khăn với Chính phủ Đức khi nền kinh tế nước này vừa mới thoát khỏi suy thoái, trong nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump có thể sẽ áp thuế cao hơn đối với hàng xuất khẩu của châu Âu.
Sự bất ổn có thể gây tổn hại đến đầu tư kinh doanh và làm chậm hoạt động M&A của khu vực. Khi một năm đầy ắp các cuộc bầu cử trên toàn cầu sắp kết thúc, Đức có thể đang chuẩn bị tổ chức một cuộc thăm dò của riêng mình.
Kinh tế Đức tránh được suy thoái nhưng vẫn yếu.4/ SỰ KIỆN CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU COP29
Các nhà hoạch định chính sách và các nhà hoạt động vì khí hậu sẽ đến thủ đô Baku của Azerbaijan từ ngày 11/11 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên về khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 29, được gọi là COP29.
Hội nghị thượng đỉnh này có mục tiêu chính là thống nhất về số tiền cần chi mỗi năm để giúp các nước đang phát triển đối phó với các chi phí liên quan đến khí hậu.
Các chính phủ cũng mong muốn giải quyết các quy tắc giao dịch tín dụng carbon kiếm được thông qua việc bảo tồn rừng và các bể chứa carbon tự nhiên khác.
Nhưng diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, cuộc họp COP29dự kiến sẽ diễn ra khá im ắng. Trump, một người phủ nhận biến đổi khí hậu, muốn tăng cường sản xuất nhiên liệu hóa thạch và rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris, một khuôn khổ nhằm giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu.
Tiến trình đáp ứng mục tiêu về khí thải của các nước G20.5/ KINH TẾ VƯƠNG QUỐC ANH
Bộ trưởng tài chính Anh Rachel Reeves sẽ trình bày các kế hoạch mới nhất của mình nhằm tái tạo thị trường vốn trì trệ của Anh trong bài phát biểu đầu tiên tại Mansion House vào thứ Năm (14/11), với một loạt các cải cách quỹ hưu trí đứng đầu danh sách trong kế hoạch này.
Các nguồn tin trong ngành cho biết các chương trình hưu trí của Anh đang cùng nhau nắm giữ số tiền ước tính là 300 tỷ bảng Anh có thể được chuyển sang đầu tư vào nhà ở, cơ sở hạ tầng, các công ty chưa niêm yết và các cổ phiếu không được ưa chuộng vì lợi ích chung của nền kinh tế Anh.
Nhưng trong khi sự thay đổi này được hoan nghênh rộng rãi, ý tưởng bắt buộc đầu tư quỹ hưu trí vào cái gọi là tài chính hiệu quả của Anh đã bị chỉ trích vì rủi ro là ý định tốt không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tốt cho những người tiết kiệm tiền hưu trí, đặc biệt là khi cổ phiếu Anh tiếp tục hoạt động kém so với cổ phiếu của các nước khác trên toàn cầu.
Tham khảo: Reuters