Bất động sản

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 1.

Dọc các tuyến đường ven biển Đà Nẵng từ Trường Sa-Hoàng Sa-Võ Nguyên Giáp (quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn) đến tuyến Nguyễn Tất Thành (quận Hải Châu và Thanh Khê) hiện nhiều dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, mang đẳng cấp quốc tế “ôm” đất vàng cả chục năm nhưng không triển khai, hoặc triển khai một số hạng mục rồi đắp chiếu.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 2.

Ghi nhận của PV, trên tuyến đường ven biển Trường Sa-Võ Nguyên Giáp thuộc quận Ngũ Hành Sơn, có ít nhất 4 dự án được quảng bá là khu nghỉ dưỡng đẳng cấp nhưng cả chục năm nay vẫn bất động, bên trong hệ thống tường bao bằng bê tông hoặc nhôm chỉ là những khu đất trống, cỏ cây mọc thành rừng.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 3.

Trước hết là Dự án Khu du lịch ven biển DAP, DAP 1, DAP 2 của Công ty TNHH DAP với vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng. Dự án có diện tích rộng hơn 30ha, nằm ở vị trí đắc địa, mặt tiền đường Trường Sa tiếp giáp với phố cổ Hội An, Quảng Nam.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 4.

Dự án được giao đất từ năm 2009 nhưng mãi không triển khai. Đến năm 2018, dự án này từng bị đưa vào danh sách thu hồi một phần đất để phục vụ công cộng. Ngày 12/10/2020, Công ty TNHH DAP - DAP1 - DAP2 Công ty TNHH DAP - DAP1 - DAP2 tiến hành lễ khởi động triển khai dự án. Thế nhưng, từ đó đến nay, tại dự án này vẫn chỉ là hàng rào tôn bao quanh, bên trong không chút động tĩnh.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 5.

Cách đó không xa là Dự án Khu du lịch biển Non Nước, diện tích khoảng 3,7ha do Công ty TNHH I.V.C làm chủ đầu tư. Dự án này cấp giấy chứng nhận đầu tư và giao đất, cho thuê đất theo dự án đầu tư đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt từ năm 2007.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 6.

Tuy nhiên, dự án này liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "Nhôm" và theo Bản án hình sự phúc thẩm ngày 12/5/2020, TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên thì Đà Nẵng sẽ tiến hành thu hồi, chấm dứt hoạt động của dự án.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 7.

Cũng trên tuyến đường Trường Sa - Võ Nguyên Giáp còn có 2 “siêu dự án” là Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ven biển Đà Nẵng (The Song - Danang Beach Villas) và Dự án Hòn Ngọc Á Châu. The Song - Danang Beach Villas có tổng diện tích 12ha, tổng vốn đầu tư 110 triệu USD, do Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Dự án khởi công tháng 5/2010, dự kiến đi vào hoạt động năm 2014.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 8.

Đến năm 2017, dự án được chuyển nhượng cho Công ty CP Phát triển đô thị Du lịch Sóng Việt và được điều chỉnh quy hoạch. Tháng 5/2017, các ban, ngành của quận Ngũ Hành Sơn và UBND phường Hòa Hải kiểm tra, phát hiện chủ đầu tư xây dựng không phép một số công trình, lấn chiếm bãi biển nên đã lập biên bản đình chỉ thi công. Từ đó đến nay, các hạng mục công trình xây dựng dở dang bị bỏ mặc, nằm phơi nắng phơi mưa, sắt thép hoen gỉ.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 9.

Ngay bên cạnh Dự án này là Khu du lịch Hòn Ngọc Á Châu ven biển Đà Nẵng có diện tích 12ha, vốn đầu tư 4.800 tỷ đồng, được cấp chứng nhận vào năm 2009 do Công ty CP Hòn Ngọc Á Châu làm chủ đầu tư.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 10.

Đầu năm 2010, chủ đầu tư làm lễ khởi công giai đoạn 1 nhưng từ đó đến nay, dự án vẫn chỉ xây được tường bao quanh, hệ thống bờ kè bê tông chống biển xâm thực. Bên trong dự án, ngoài khối nhà điều hành đã hoàn thiện, 2 khối nhà xây dựng xong phần thô thì chỉ là đất trồng, nhiều khu vực cây dại mọc thành rừng.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 11.

Trên tuyến đường 5 sao Võ Nguyên Giáp-Hoàng Sa thuộc quận Sơn Trà, điển hình nhất cho những dự án ôm đất vàng rồi bỏ hoang là Khu Du lịch dịch vụ cao cấp Sơn Trà, do Công ty CP Đà Nẵng Sơn Trà làm chủ đầu tư. Dự án có diện tích hơn 14ha và hơn 20ha mặt biển, trải dài 1,3km thuộc vịnh Bãi Trẹm (Đà Nẵng).

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 12.

Theo quy hoạch, dự án gồm cụm resort, biệt thự, nhà hàng, khách sạn 5 sao 18 tầng với vốn đầu tư 20 triệu USD. Tuy nhiên, do gặp các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý, dự án đã dừng triển khai nhiều năm qua. Cả chục dãy dài biệt thự xây xong phần thô rồi bỏ mặc cỏ dại phủ kín trông như những căn biệt thự ma.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 13.

Cách đó không xa là Dự án Bai But Bay Resort của Công ty CP Hải Duy và Công ty CP Đầu tư và dịch vụ TP.HCM (Invesco). Dự án có diện tích trên 30ha, bao gồm 20ha đất dọc bờ biển và 10ha mặt nước biển. Dự án được khởi công năm 2005, tổng vốn đăng ký 30 triệu USD nhưng gần 20 năm qua, dự án mới chỉ là có vài căn biệt thự bỏ hoang, xuống cấp.

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 14.

Còn trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành chạy ôm vịnh Đà Nẵng thuộc quận Hải Châu và Thanh Khê là đại dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước cũng lâm cảnh “đắp chiếu”. Năm 2005, UBND TP Đà Nẵng có chủ trương triển khai dự án lấn biển Khu phức hợp đô thị - sân golf Đa Phước (Khu đô thị quốc tế Đa Phước), thuộc quận Hải Châu và quận Thanh Khê, tống vốn phê duyệt đầu tư hơn 300 triệu USD. Dự án do Công ty Daewon Cantavil làm chủ đầu tư, nhưng sau đó chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần cho các doanh nghiệp của Phan Văn Anh (Vũ “nhôm”).

Những ‘siêu dự án’ ven biển Đà Nẵng đắp chiếu cả chục năm- Ảnh 15.

Tuy nhiên, sau khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra đã chỉ ra loạt sai phạm tại dự án này nên những hạng mục xây dựng dở dang phải dừng lại. Ghi nhận của PV VTC News, sau 15 năm, từ dự án được kỳ vọng rất lớn, đến nay toàn khu vực chỉ là cảnh hoang tàn.

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (24/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 118 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.