Bất động sản

Những dự án bất động sản đáng chờ đợi 4 tháng cuối năm ở TP.HCM

Những dự án bất động sản đáng chờ đợi 4 tháng cuối năm ở TP.HCM - Ảnh 1.

Grand Sentosa của NVL là 1 trong những dự án được chờ đợi trong giai đoạn cuối năm. Ảnh: sentosagrand

"Ông lớn" bung hàng

Trái ngược với những lo ngại về việc thiếu hụt nguồn cung mới ở phân khúc căn hộ tại thị trường TP.HCM giai đoạn cuối năm nay, động thái chuẩn bị ra mắt giới thiệu dự án của loạt "ông lớn" bất động sản khiến thị trường sôi động ở hầu hết các khu vực trên địa bàn thành phố.

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL) sẽ giới thiệu ra thị trường 2 dự án là The Grand Sentosa (Nhà Bè) và SaiGon Broadway (TP. Thủ Đức) trong giai đoạn này.

Ngày 10/8 vừa qua, NVL đã "trình làng" dự án The Grand Sentosa có quy mô 8,4 ha. Dự kiến bàn giao vào năm 2024, dự án sẽ cung ứng cho thị trường hàng ngàn căn hộ với mức giá trung bình 100 triệu đồng/m2.

Bên cạnh đó, 3.200 căn hộ của dự án SaiGon Broadway cũng được kỳ vọng sẽ góp phần tạo nên sức bật cho thị trường bất động sản khu vực. Dự án có quy mô 9,6 ha của NVL sẽ được chào bán với mức giá từ 80 triệu đồng/m2.

Với mức giá từ 45 triệu đồng/m2, dự án Essensia Nam Sài Gòn (thuộc khu đô thị Dragon City) của CTCP Địa ốc Phú Long sẽ ra mắt vào tháng 9 năm nay. Khi hoàn thành, dự án có diện tích 10.000 m2 sẽ cung ứng cho thị trường khu Nam TP.HCM hơn 400 căn hộ cao cấp.

Ở mức giá từ 45 triệu đồng/m2 còn có dự án Akari City của CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG). Dự án tọa lạc trên đại lộ Võ Văn Kiệt (Bình Tân) dự kiến sẽ cung ứng cho thị trường 5.000 căn hộ kiểu Nhật, trên tổng diện tích 8,5ha.

Ngoài ra, giai đoạn này, NLG cũng sẽ mở bán 400 căn hộ Flora Panorama thuộc khu dân cư Mizuki Park với giá khoảng 50 triệu đồng/m2.

Căn hộ phục vụ nhu cầu ở thực sẽ là điểm sáng

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, thị trường TP.HCM 4 tháng cuối năm sẽ phù hợp với nhu cầu ở thực.

Dữ liệu của từ Batdongsan.com.vn cho thấy, hiện có khoảng 10 dự án mới mở bán tại TP.HCM và các tỉnh xung quanh, tỷ lệ hấp thụ hầu hết không vượt qua mức 50% nguồn hàng. Xét về mặt bằng giá rao bán, trong 7 tháng đầu năm nay, tất cả các phân khúc căn hộ TP.HCM đều tăng giá so với cùng kỳ 2021, tăng cao nhất ở phân khúc bình dân (8%), sau đó là trung cấp (5%) và cao cấp (4%).

Ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển (R&D) DKRA Việt Nam đánh giá: "Thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại đáng kể từ động thái tăng cường kiểm soát tín dụng vào cuối Quý 2 - đầu Quý 3/2022, lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 61% nguồn cung mới. Khu Đông (TP. Thủ Đức) tiếp tục là điểm sáng dẫn dắt thị trường, lần lượt chiếm 56% nguồn cung và 61% lượng tiêu thụ nguồn cung mới trong tháng 7. Phân khúc căn hộ hạng A duy trì vị trí dẫn đầu, các dự án mức giá dao động từ 60 – 85 triệu Đồng/m2 chiếm 63% tổng nguồn cung mới toàn thị trường".

Ông Thắng phân tích, lũy kế 7 tháng đầu năm 2022 nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM tăng gấp 2,3 lần và lượng tiêu thụ tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Mức giá bán căn hộ ở thị trường TP.HCM giai đoạn này thấp nhất là 48 triệu đồng/m2 và cao nhất là 176 triệu đồng/m2.

"Mặc dù, nguồn cung tăng so với cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn còn khá thấp so với giai đoạn năm 2019 trở về trước, dao động khoảng 40% - 60% tùy theo phân khúc. Tỷ lệ hấp thụ chung các dự án mới giai đoạn này ở mức thấp nhất từ đầu năm đến nay, dao động phổ biến chỉ từ 40% - 60% giỏ hàng mở bán trong tháng", ông Thắng thông tin.

Ngoài ra, ông Thắng cũng dự báo, trong 4 tháng cuối năm, mặt bằng giá bán sơ cấp duy trì ở mức cao trước áp lực chi phí đầu vào. Trong khi đó, giá bán cũng như thanh khoản thứ cấp có thể có sự điều chỉnh giảm ở người bán vì nhu cầu thu hồi dòng tiền nhanh, giảm áp lực thanh toán lãi vay.

“Giao dịch chủ yếu tập trung ở những dự án có pháp lý hoàn thiện, đã bàn giao nhà, tầm giá dao động từ 3 tỷ đồng/căn, đáp ứng tốt nhu cầu ở thực", ông Thắng thông tin.

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (22/6), miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, lũ tiếp tục cao trên sông Cầu, sông Lô, sông Hồng. Tình trạng ngập úng cục bộ tiếp diễn tại các vùng trũng thấp ven sông. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Dự báo từ mai (23/6), mưa lớn giảm dần ở miền Bắc.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Cảnh báo rủi ro từ tăng vốn ảo

Các chuyên gia đều cho rằng, nhà đầu tư nên thận trọng với các hình thức tăng vốn ảo của một số doanh nghiệp, tránh rủi ro, tổn thất mang lại từ những chiêu trò “xào nấu” sổ sách.