Chứng khoán

‘Nhọc nhằn’ con đường tăng vốn của HSC

Sau nhiều lần trì hoãn, đầu tháng 8 vừa qua, Chứng khoán TP HCM (HSC, HoSE: HCM ) đã tổ chức thành công cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022. Thông thường, các công ty sẽ phải tổ chức cuộc họp thường niên 4 tháng sau khi kết thúc năm tài chính và không quá 6 tháng trong trường hợp gia hạn, tức là với HSC là 30/6. Tại đại hội, vấn đề đáng chú ý nhất được ban lãnh đạo trình bày là nút thắt liên quan đến phương án tăng vốn khiến cuộc họp không thể diễn ra theo đúng kế hoạch ban đầu cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi bị chậm trễ tăng vốn.

‘Nhọc nhằn’ con đường tăng vốn của HSC - Ảnh 1.

HSC vẫn chưa thể sử dụng phần vốn góp thêm của HFIC trong đợt tăng vốn hoàn tất cuối năm trước.

Rào cản HFIC

Vào cuối năm trước, HSC công bố đã phát hành thành công 152,5 triệu cổ phiếu với giá 14.000 đồng/cp, giá trị thu về 2.135 tỷ đồng. Tuy nhiên, một phần lớn số tiền trong đó cho đến nay vẫn nằm ở tài khoản phong tỏa chưa. Đây là số tiền mà cổ đông Nhà nước là Công ty đầu tư tài chính Nhà nước (HFIC) góp thêm.

Ban đầu, HFIC muốn bán toàn bộ gần 73 triệu quyền mua, tương đương với số lượng cổ phiếu được mua thêm gần 36,5 triệu đơn vị. Tuy nhiên, công ty chỉ bán được 7,38 triệu quyền mua, tương đương 3,69 triệu cổ phiếu. Điều này khiến HFIC sau đó phải đăng ký mua lại gần 32,8 triệu đơn vị đã bỏ quyền trước đó, tương đương chi ra 459 tỷ đồng. Dù vậy, do chủ trương ban đầu của TP HCM là thoái vốn khỏi HSC nên việc góp thêm vốn cho đến kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 vẫn chưa được Chính phủ chấp thuận.

Lãnh đạo HSC bày bỏ đây thực sự là bài toán khó với HĐQT cũng như ban điều hành doanh nghiệp. HĐQT quản trị đã phải tổ chức 52 cuộc họp trong năm 2021 để giải quyết vấn đề tăng vốn, tương đương mỗi tuần 1 cuộc họp. Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng giám đốc chia sẻ HSC là đơn vị khởi động kế hoạch tăng vốn đầu tiên trên thị trường nhưng đến cuối năm 2021 mới thực hiện được và đến nay còn vướng mắc.

“Phần vốn góp của HFIC bị treo, doanh nghiệp đã phải 2 lần hủy họp ĐHĐCĐ thường niên. HĐQT và Ban Tổng giám đốc đã làm tất cả giải pháp để có sự tự tin nhất định khi tổ chức cuộc họp lần này. Trong những tháng còn lại của năm, kỳ vọng phần vốn góp của HFIC được giải phóng giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh”, ông Johan Nyvene, Chủ tịch HĐQT cho biết.

Trao đổi bên lề đại hội với Người Đồng Hành, ông Trần Quốc Tú, Thành viên HĐQT HSC - người đại diện vốn HFIC khẳng định việc đầu tư được thực hiện hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật và khả năng cao được Chính phủ chấp thuận.

Dù phương án tăng vốn 2021 gần như được giải quyết xong thì rào cản tăng vốn của HSC vẫn còn đó. Tại đại hội, những vấn đề liên quan đến tăng vốn như trả cổ tức cổ phiếu, ESOP và chào bán cổ phiếu cho cổ đông chỉ thông qua với tỷ lệ đồng thuận 65-67% và ghi nhận 33-34% ý kiến phủ quyết. Đại diện HFIC phát biểu do có chủ trương thoái vốn nên sẽ không tham gia góp vốn thêm đồng thời mong muốn được trả cổ tức tiền mặt thay vì cổ phiếu.

HSC có kế hoạch tăng vốn từ 4.581 tỷ đồng lên 7.712 tỷ đồng thông qua chào bán 229 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 10.000 đồng/cp, 16 triệu cổ phiếu ESOP giá 10.000 đồng/cp và gần 69 triệu đơn vị trả cổ tức. Ông Johan Nyvene dự báo phương án tăng vốn có thể được hoàn tất vào giữa 2023 và nguồn vốn huy động có thể được phát huy hiệu quả trong năm sau.

Đánh mất vị thế vì chậm tăng vốn

Chứng khoán TP HCM là công ty lớn thứ 2 thị trường chứng khoán giai đoạn 2020 trở về trước với thị phần môi giới trên 10%. Tuy nhiên, sang 2021 và nửa đầu năm nay, công ty bị đẩy lùi xuống vị trí thứ 4 với thị phần môi giới tại HoSE còn gần 6-7%.

Đồng thời, HSC từng nằm trong top 3 thị trường về quy mô vốn điều lệ nhưng cũng đã bị nhiều đơn vị vượt mặt như VNDirect, Chứng khoán VPBank, Chứng khoán SHS, Chứng khoán VIX… Hiện nay, HSC có vốn điều lệ 4.581 tỷ đồng, bằng 30% vốn công ty lớn nhất thị trường (SSI) và bằng 38% đơn vị đứng thứ 2 (VNDirect).

‘Nhọc nhằn’ con đường tăng vốn của HSC - Ảnh 2.

HSC dần bị đẩy xa trong bảng xếp hạng vốn điều lệ của các CTCK

Chủ tịch HĐQT công ty cho biết việc tăng vốn chậm đã khiến HSC tụt lại phía sau. Trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp nào vốn lớn thì lấy được thị phần. Công ty đã bị mất rất nhiều khách hàng lớn vào tay các đối thủ có vốn mạnh hơn.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng giám đốc khẳng định tăng vốn là vấn đề sống còn với HSC, chỉ có tăng vốn công ty mới đi vay nhiều hơn, tuân thủ được các hạn mức cho vay và bảo lãnh phát hành cũng như có nguồn phân bổ vào hoạt động cho vay ký quỹ, thực hiện hoạt động tự doanh, phát hành chứng quyền nhiều hơn.

Bên cạnh huy động vốn bằng chào bán cổ phiếu tăng vốn, công ty có kế hoạch đẩy mạnh tìm kiếm nguồn vay trong và ngoài nước với chi phí hợp lý, mục tiêu tổng vay nước ngoài dự kiến 250 triệu USD. Cùng với đó, công ty lên kế hoạch phát hành trái phiếu để chủ động trong sử dụng vốn, da dạng hóa cơ cấu nguồn vốn.

HSC dự kiến quy mô tổng tài sản tính đến cuối năm nay đạt 25.050 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Công ty sẽ phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu HSC và tăng vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận tích lũy. Tại thời điểm cuối quý II, tổng tài sản giảm từ 24.369 tỷ xuống 19.180 tỷ đồng do giảm nợ vay ngắn hạn từ 15.040 tỷ đồng về 10.302 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh, HSC lên kế hoạch doanh thu 3.593 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm trước. Trong đó, hầu hết các nguồn thu đều tăng trừ hoạt động môi giới. Lợi nhuận sau thuế tăng 5% đạt 1.202 tỷ đồng. Nửa đầu năm, công ty đạt 2.255 tỷ đồng doanh thu, gần như đi ngang; lãi sau thuế 562 tỷ đồng, giảm 7% và thực hiện 47% kế hoạch năm.

Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

FPT Software dự bàn tròn Trí tuệ nhân tạo toàn cầu

Sau thỏa thuận hợp tác mới nhất cùng công ty Landing AI do Andrew Ng sáng lập, FPT Software tiếp tục đẩy mạnh hoạt động mảng AI (trí tuệ nhân tạo) khi dự sự kiện hội thảo Worldwide AI Webinar 2022.

Chuyển đổi SBT – Xây dựng nền tảng vững vàng cho hệ sinh thái số

Ngày 15/8/2022 vừa qua, Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSE: SBT) đã phối hợp với Công ty Cổ phần MyMind (MsM) và Công ty KPMG Việt Nam (KPMG Việt Nam) đồng tổ chức sự kiện "Năm Alpha hệ sinh thái số SBT xây dựng nền tảng vững vàng trong bối cảnh biến động".

Bị truy hỏi, cựu Bí thư Trần Văn Nam quay sang nói với thuộc cấp "phải dũng cảm, làm sai thì nhận"

Trước câu hỏi của luật sư về việc ai chủ trương cho ký lùi ngày, hợp thức hóa hợp đồng việc Tổng công ty 3/2 bán cổ phần tại Công ty Tân Phú (thực chất là bán đất), ông Trần Văn Nam khai không biết và quay sang nói với cựu thuộc cấp 'phải dũng cảm và làm sai thì nhận...'.

Ladophar điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm nay từ lãi thành lỗ

Ladophar dự kiến năm nay lỗ trước thuế 23 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi 37,8 tỷ đồng. Ngoài việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, HĐQT trình cổ đông về việc hủy phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ, căn cứ theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 14/1.

Chênh lệch tỷ giá bào mòn lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong quý II

Đồng USD/VND tăng mang lại tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu như thủy sản, phân bón, gạo,... Ngược lại ngoại tệ tăng lại khiến các lợi nhuận của các công ty nhập khẩu nguyên vật liệu hay những công ty có vay nợ bằng đồng bạc xanh bị bào mòn.