Bất động sản

Nhiều “ông lớn” đặt cược vào bất động sản Bình Dương

Có thể nói, đây cũng là yếu tố giúp Bình Dương được đánh giá còn rất nhiều triển vọng phát triển.

Thị trường dòng vốn lớn

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, 6 tháng đầu năm 2022, tổng vốn FDI trên địa bàn tỉnh đạt trên 2,5 triệu USD, bằng 180% so với cùng kỳ năm 2021. Tính lũy kế, đến nay Bình Dương đang đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI với 4.053 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 39,55 tỷ USD, chiếm hơn 9,3% FDI của cả nước.

Một số dự án lớn nổi bật vừa được các tập đoàn nước ngoài công bố đầu tư tại Bình Dương như hai tập đoàn LEGO và Pandora xây nhà máy trị giá hơn 1,1 tỷ USD tại KCN VSIP 3. Khi hoạt động, hai nhà máy này sẽ tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động.

Tập đoàn Sharp thì đang xem xét xây thêm nhà máy thứ ba tại Bình Dương chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, điện thoại thông minh, đồ điện tử gia dụng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe… Tập đoàn AEON cũng đã được tỉnh Bình Dương giới thiệu nghiên cứu xây dựng trung tâm thương mại thứ hai tại thị xã Tân Uyên.

Nhiều “ông lớn” đặt cược vào bất động sản Bình Dương - Ảnh 1.

Một cụm khu công nghiệp nhộn nhịp tại Phú Giáo.

Nhộn nhịp nhất chính là dòng vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản. Mới đây, Gamuda Land đã tiết lộ kế hoạch mua lại một dự án thành phần của "siêu" dự án Thành phố mới Bình Dương. Gamuda Land đặt mục tiêu phát triển dự án này trở thành khu phức hợp với các hoạt động văn hóa, thương mại sầm uất ngay trung tâm Thành phố mới Bình Dương.

Trước đó, những tên tuổi lớn của nước ngoài như Tukyu, GoucoLand, CapitaLand, Setia, MapleTree, Sembcorp, AEON, Central Retail... đều triển khai các dự án đô thị, nhà ở hoặc bất động sản thương mại, bất động sản công nghiệp trên địa bàn Bình Dương. Các tập đoàn lớn của Việt Nam cũng nhanh chóng nhận diện tiềm năng của Bình Dương, nhất là đầu tư phát triển các dự án nhà ở đáp ứng nhu cầu đang tăng cao. Đơn cử như các tập đoàn Vingroup, Hưng Thịnh, Trần Anh, Cát Tường, Đất Xanh, Nam Long, Phú Đông… Hiện trên địa bàn Bình Dương đang có hàng trăm dự án lớn được phát triển, hứa hẹn khi hoàn thành sẽ thay đổi mạnh mẽ diện mạo đô thị của Bình Dương. Điều này minh chứng cho sự hấp dẫn của nền kinh tế Bình Dương nói chung, lĩnh vực bất động sản nói riêng.

Mặt khác, dự kiến đến năm 2025 Bình Dương sẽ trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam, gồm Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát và Tân Uyên. Theo số liệu năm 2021, dân số Bình Dương đứng thứ 6 cả nước với hơn 2,6 triệu người, thu nhập bình quân cao nhất 63 tỉnh, thành với 7,12 triệu đồng/người/tháng. Tỷ lệ đô thị hóa của Bình Dương cũng thuộc nhóm cao nhất nước với 82%. Cùng với 48 khu/cụm công nghiệp trên địa bàn, những yếu tố nói trên chính là "bệ đỡ" vững chắc cho sự phát triển của thị trường bất động sản Bình Dương.

Miền "đất hứa" chờ cơ hội bùng nổ

Giai đoạn vừa qua, Bình Dương đang phát huy nội lực khá tốt với mũi nhọn là ngành công nghiệp với tổng diện tích đất lên đến 12.670ha. Lĩnh vực này tạo ra nhiều công ăn việc làm, hỗ trợ giao thương, phát triển dịch vụ cho địa phương. Thực tế, thời gian qua, hàng chục ngàn chuyên gia, công nhân kỹ thuật từ khắp nơi đang đổ về làm việc trong các khu công nghiệp tại Bình Dương, qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế - xã hội.

Chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu doanh nghiệp, bên cạnh Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Quốc tế Việt Đức vừa đưa vào hoạt động tại Bến Cát, Bình Dương còn đang phát triển khu đô thị đại học Cổng Xanh 630ha tại Tân Uyên. Ngành y tế cũng dành được nhiều sự quan tâm từ chính quyền. Sắp tới đây, tỉnh sẽ đưa vào hoạt động Bệnh viện 1.500 giường và dành quỹ đất lên đến 50ha để xây bệnh viện, trường đại học y tại Bàu Bàng.

Nhiều “ông lớn” đặt cược vào bất động sản Bình Dương - Ảnh 2.

Rất nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đến thị trường bất động sản Bình Dương, nhất là phân khúc đất nền.

Thị trường bất động sản Bình Dương đang là "điểm sáng" thu hút dòng vốn đầu tư nhờ nắm giữ nhiều lợi thế bền vững về phát triển công nghiệp, thương mại và quỹ đất rất lớn. Cùng với đó, tỉnh đang tăng tốc đầu tư cho hệ thống hạ tầng giao thông nhằm gia tăng khả năng kết nối liên vùng cũng là đòn bẩy giúp bất động sản cất cánh.

Trong đó, tam giác Bến Cát – Phú Giáo – Tân Uyên được kỳ vọng rất lớn bởi đang đón một loạt dự án hạ tầng hiện đại, hứa hẹn tạo nên sự đột phá mạnh mẽ. Điển hình như dự án nâng cấp, mở rộng ĐT741; quốc lộ 13, quốc lộ 14; xây dựng đường Bình Dương - Đồng Phú, đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo… Ngoài ra, Bình Dương cũng đang cùng TPHCM, Đồng Nai huy động nguồn lực triển khai dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một – Phú Giáo – Đồng Phú, đường Vành đai 4, cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai hay tuyến đường sắt xuyên Á.

Bên cạnh đó, Bến Cát - Phú Giáo – Tân Uyên còn nằm ở trung tâm khu vực được tập trung triển khai đề án xây dựng "Vùng đổi mới sáng tạo" và "Vùng đô thị thông minh" của tỉnh Bình Dương. Các đề án này sẽ là trợ lực đặc biệt đưa kinh tế Bến Cát - Phú Giáo – Tân Uyên thành một cực phát triển mới của Bình Dương và khu vực Đông Nam Bộ. Những dự án này sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng rất lớn cho thị trường bất động sản tại đây.

Các tin khác

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Băn khoăn về trả phí, đóng tiền vào tài khoản ETC

Tại trạm thu phí Tuý Loan sáng 1/8, hàng loạt xe nối đuôi nhau dừng lại bên đường vì chưa cài ứng dụng, nộp tiền vào tài khoản… Một số tài xế bức xúc vì chỉ đi một chặng nhưng phải nộp đủ tiền cho cả tuyến. Nhiều nơi khác, tài xế lại bức xúc chuyện bị dán thẻ khống, trừ tiền oan. Chuyên gia thì băn khoăn việc hàng trăm tỷ đồng được huy động vào tài khoản ETC không được tính lãi suất.