Sức khỏe

Nhiều bệnh viện lớn bị mạo danh bán thuốc giả và sữa

Tóm tắt:
  • Nhiều bệnh viện cảnh báo về trang giả mạo đăng tin tuyển dụng và bán thuốc giả.
  • Bệnh viện Da liễu Trung ương phát hiện mạo danh sản xuất thuốc giả gây nguy hiểm.
  • Fanpage giả mạo của Bệnh viện Nhi Hà Nội kêu gọi từ thiện trái phép và lừa đảo.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẳng định chỉ tuyển nhân sự trực tiếp, không chuyển khoản qua trung gian.
  • Các bệnh viện đều cảnh báo về việc sử dụng sữa giả và hành vi trục lợi dựa trên danh tiếng.

Bệnh viện Da liễu Trung ương ngày 22/4 lên tiếng cảnh báo về hình thức mạo danh bệnh viện sản xuất và bán thuốc giả gây nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng.

Nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị mụn trứng cá, đến một spa ở Hà Nội và được kê dùng loại dung dịch, trên nhãn đề sản phẩm của Bệnh viện Da liễu Trung ương. Dùng một thời gian, do hiệu quả điều trị không đạt như kỳ vọng và quảng cáo của spa, bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám, không quên cầm theo lọ "thuốc" đã mua. 

Tiếp nhận lọ "thuốc", bác sĩ khẳng định Bệnh viện Da liễu Trung ương không sản xuất sản phẩm nào như vậy. Ngoài ra, bệnh viện chỉ khám, điều trị và bán thuốc trực tiếp tại quầy thuốc của bệnh viện.

thuoc gia
Lọ thuốc giả in tên và logo Bệnh viện Da liễu Trung ương được bệnh nhân mang đến. Ảnh: BVCC

Không chỉ bị mạo danh làm thuốc giả, không ít bệnh viện cũng lên tiếng vì bị mạo danh để tư vấn, bán sữa hay kêu gọi từ thiện.

Ngày 22/4, Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết đã phát hiện fanpage giả mạo lấy danh nghĩa bệnh viện để đăng tải thông tin sai sự thật, kêu gọi ủng hộ từ thiện trái phép, có dấu hiệu lừa đảo.

Trong dòng trạng thái được đăng tải lên fanpage này, người viết ghi: "Đây cũng là lần hiếm hoi duy nhất Bệnh viện Nhi Hà Nội đứng ra kêu gọi quyên góp".

Lãnh đạo Bệnh viện Nhi Hà Nội khẳng định fanpage giả mạo này không thuộc quyền quản lý của đơn vị. Mọi hoạt động kêu gọi chuyển khoản, ủng hộ từ fanpage giả mạo đều là hành vi lừa đảo. Việc tổ chức các hoạt động an sinh xã hội được thông báo trên fanpage chính thức của phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng cho biết gần đây ghi nhận một số phản ánh về việc xuất hiện nhiều trang giả mạo bệnh viện đăng tin tuyển dụng.

Các thông báo của fanpage này đăng bệnh viện tuyển dụng nhiều vị trí như dược sĩ, điều dưỡng viên, bác sĩ, nhân viên kế toán, thư ký ban giám đốc, trợ lý giám đốc...

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẳng định chỉ nhận hồ sơ ứng tuyển trực tiếp tại bệnh viện, chỉ thu phí tuyển dụng (nếu có) trực tiếp tại bệnh viện và có biên lai đầy đủ. Bệnh viện tuyệt đối không yêu cầu ứng viên chuyển khoản hoặc nộp tiền qua bất kỳ hình thức trung gian nào.

Đồng thời, cơ sở này cho biết không yêu cầu thí sinh tham dự các cuộc họp online hoặc bấm vào các link lạ.

Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng ngày 22/4 cho biết trang fanpage của viện nhận được phản ánh của bạn đọc về việc có nhiều bài đăng cho rằng bệnh viện đã tư vấn và bán sữa mang nhãn hiệu Pri... cho bệnh nhân.

Khẳng định "thông tin này là hoàn toàn sai sự thật", bệnh viện "nghi ngờ đây là hành vi lợi dụng danh tiếng của bệnh viện để trục lợi cá nhân".

ban sua
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng khẳng định các hóa đơn và phiếu tư vấn có liên quan đến nhãn hiệu sữa này đều là giả mạo. Ảnh: BVCC

Theo đó, bệnh viện tuyệt đối không kê đơn và không cung cấp bất kỳ sản phẩm sữa nào mang nhãn hiệu trên đây. Tất cả hóa đơn và phiếu tư vấn có liên quan đến nhãn hiệu sữa này đều là giả mạo. Chữ ký và con dấu trên các tài liệu giả mạo đó không phải là của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.

Nỗi lòng các gia đình có người thân được tư vấn sử dụng sữa giả

Nỗi lòng các gia đình có người thân được tư vấn sử dụng sữa giả

Sau khi mổ u mỡ ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), mẹ chị Nguyễn Thị Thắm được nhân viên y tế tư vấn uống sữa Hofumil Gold Plus. Mới đây, gia đình phát hiện đó là sản phẩm nằm trong đường dây sữa giả.
Khi sữa giả lọt qua đấu thầu, bệnh viện cũng là nạn nhân?

Khi sữa giả lọt qua đấu thầu, bệnh viện cũng là nạn nhân?

Cả bệnh viện ở thành phố và tỉnh đều phát hiện có sữa giả 'lọt' thầu, chưa thống kê được số lượng bệnh nhân đã sử dụng.

   

Các tin khác

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đề kháng thế nào?

TS.BS Phạm Lê Duy, Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hệ tiêu hóa khỏe góp phần xây dựng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus cúm.

"Yêu" khi đang bị cúm có nguy hiểm gì không?

Thời tiết giao mùa, nhiều người đối mặt với cơn cúm "khó ưa" cùng các triệu chứng như sốt, ho, đau nhức. Trong bối cảnh này, không ít cặp đôi băn khoăn: Liệu “yêu” có an toàn khi một trong hai đang bị cúm? Để giải đáp thắc mắc, phóng viên đã có cuộc trao đổi với BSCKII. Đồng Thế Uy - Chuyên gia Thận tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai về chủ đề này.

Tin xem nhiều