Bất động sản

Nhảy vào làm hàng trăm nghìn nhà cho người thu nhập thấp, hai ông lớn Vin và Sun kiến nghị gì?

Tại Hội nghị trực tuyến về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp ngày 1-8 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, đại diện nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn chuyên làm nhà ở cao cấp, nhà ở thương mại cũng tham gia bàn giải pháp xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp.

Bày tỏ mong muốn ngày càng có nhiều căn nhà đẹp, có những tiện ích cơ bản cho người thu nhập thấp, đại diện Tập đoàn Vingroup, chủ tịch hội đồng quản trị Vinhomes Phạm Thiếu Hoa cho rằng việc triển khai nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội có thể không mang lại lợi nhuận nhiều nhưng có ý nghĩa xã hội to lớn.

Tuy vậy, để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp thì rất cần Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đồng hành cùng doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Đặt ra mục tiêu phấn đấu 5 năm tới sẽ đầu tư 500.000 căn nhà ở xã hội, đại diện Vingroup đề nghị cần có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, chủ doanh nghiệp có đất hoặc thu mua đất làm nhà ở xã hội xin được cơ chế chỉ định thầu, chứ không đấu thầu, còn các chỉ tiêu do cơ quan nhà nước phê duyệt.

Liên quan đến quy hoạch, hiện tất cả đề án có nhà ở xã hội liên quan đến các chỉ tiêu mới về diện tích nhà ở xã hội từ 25-70m2. Vì vậy, ông Hoa cho rằng tất cả các đề án quy hoạch, quy hoạch chi tiết 1/500 sẽ phải điều chỉnh lại vì sẽ tăng chỉ tiêu dân số, tăng cả tiện ích xã hội, tiện ích hạ tầng xã hội…

"Việc phải điều chỉnh quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết nếu làm sẽ rất lâu. Chúng tôi đề nghị Chính phủ vào cuộc, cho phép doanh nghiệp tài trợ hoặc tham gia vào điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 các dự án nhà ở xã hội song song cùng với các địa phương để đẩy nhanh tiến độ, còn các chỉ tiêu, quy hoạch về dân số, hạ tầng do các cơ quan nhà nước phê duyệt, chứ doanh nghiệp không tham gia vào việc này", ông Hoa đề nghị.

Ngoài ra, hiện thủ tục phê duyệt dự án nhà ở xã hội rất lâu, tối thiểu 600 ngày hoặc dài hơn. Do đó cần rút ngắn quy trình trên cơ sở làm các bước thủ tục song song, như hồ sơ đấu thầu công khai, lựa chọn nhà đầu tư… để rút ngắn xuống từ 90 đến 120 ngày.

Cùng với đó, chính quyền thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 1/500, với tinh thần rút ngắn thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các nhà đầu tư làm nhà ở xã hội bình đẳng, trung thực với các đơn vị, doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Nhảy vào làm hàng trăm nghìn nhà cho người thu nhập thấp, hai ông lớn Vin và Sun kiến nghị gì? - Ảnh 1.

Lãnh đạo Tập đoàn Sungroup kiến nghị các giải pháp phát triển nhà ở xã hội - Ảnh: VGP

Còn theo ông Đặng Minh Trường, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group, các chính sách để phát triển nhà ở xã hội hiện vẫn chưa tháo gỡ được những khó khăn hiện nay, nên để thúc đẩy nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp, cần có các chính sách, cơ chế cụ thể.

Trong đó, theo quy định tại điều 49 của Luật nhà ở thì đối tượng mua nhà ở xã hội gồm 10 đối tượng là cá nhân. Tuy vậy quy định này trong thời gian qua đã hạn chế nguồn cầu về nhà ở xã hội.

Do vậy, ông Trường kiến nghị mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội đối với tổ chức (có thể là doanh nghiệp) mua nhà ở xã hội để cho cá nhân, người lao động có thu nhập thấp thuê mua hoặc thuê dài hạn hoặc bán cho người lao động của chính doanh nghiệp đó mà có nhu cầu với giá ưu đãi.

Thực tiễn, trong thời gian qua, Tập đoàn Sun Group đã triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội Sunhome cho cán bộ, nhân viên tập đoàn thuê hoặc thuê dài hạn, nhằm ổn định đời sống và yên tâm làm việc của người lao động.

Ngoài ra, trong trường hợp địa phương đã bố trí quỹ đất dành cho nhà ở xã hội đảm bảo nhu cầu, thì cần xem xét để không cần bố trí thêm quỹ đất với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị.

Giải ngân vốn cho nhà ở xã hội vẫn hạn chế

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, với chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đã giải ngân được 1.259 tỉ đồng, đạt 8,4%.

Với các đơn vị được vay hỗ trợ lãi suất 2%, hiện đã có 41 địa phương đề xuất 240 dự án, nhưng trong danh sách Bộ Xây dựng cung cấp thì chỉ có 4 dự án với quy mô 6.426 hộ, tổng nhu cầu là 1.751 tỉ đồng đủ điều kiện vay vốn theo chương trình.

Tập đoàn điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đề xuất đầu tư 2 dự án điện gió hơn 380.000 tỷ đồng tại Ninh Thuận

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Đã qua thời "tiền rẻ" nằm trong ngân hàng hay đó chỉ là xu hướng ngắn hạn?

Lãnh đạo Techcombank cho biết, nhiều khách hàng có thu nhập cao đã chuyển tiền gửi thanh toán sang mua bất động sản vì lo ngại lạm phát cao. Đó là một trong những nguyên nhân khiến tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhà băng này sụt giảm trong quý 2 vừa qua. Không riêng Techcombank mà nhiều ngân hàng khác cũng ghi nhận xu hướng tương tự.