Doanh nghiệp

Nhà sáng lập Tập đoàn Hà Đô: Chưa bao giờ khó khăn như bây giờ

Tóm tắt:
  • Hà Đô đối mặt với khó khăn chưa từng có, nhất là sau cú đúp ảnh hưởng COVID-19 và chính sách.
  • Năm 2024, lợi nhuận đạt 477 tỷ đồng, đạt 45,9% kế hoạch, nhưng đã tích lũy được nhiều tiềm lực.
  • Ông Nguyễn Trọng Thông mong muốn trở lại ban lãnh đạo, cổ đông ủng hộ.
  • Ngành năng lượng, công nghệ và các dự án mới như logistics, cảng biển, đầu tư nước ngoài được xem là tiềm năng.
  • Kế hoạch kinh doanh 2025 đề ra doanh thu 2.936 tỷ đồng và lợi nhuận 1.057 tỷ đồng.

Nhà sáng lập sẽ quay lại ban điều hành?

Ngày 26/4, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2025.

Trước khi bước vào phần thảo luận, ông Nguyễn Trọng Thông - người sáng lập Tập đoàn Hà Đô - có một số chia sẻ với cổ đông. Ông Thông cho biết, có thể nói chưa bao giờ Hà Đô khó khăn như bây giờ, tập đoàn vừa trải qua “cú đúp” khó khăn.

Trong giai đoạn 2019-2022, các hoạt động ảnh hưởng bởi COVID-19, sau đó lại bị vướng về cơ chế, chính sách liên quan đến cả mảng năng lượng và bất động sản. Năm 2024, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 477 tỷ đồng, chỉ đạt 45,9% kế hoạch đề ra. Nhưng may mắn, tập đoàn đã kịp thời điều chỉnh nên đến thời điểm này "rất bình an" và tích tụ được một tiềm lực tương đối lớn.

Nhà sáng lập Tập đoàn Hà Đô: Chưa bao giờ khó khăn như bây giờ ảnh 1

Ông Nguyễn Trọng Thông bày tỏ mong muốn trở lại ban lãnh đạo của Tập đoàn Hà Đô.

Theo ông Thông, về thương hiệu và vị thế, hiện Hà Đô ở cả trong và ngoài nước đều ngang ngửa với các tập đoàn lớn. Ông cho rằng trong giai đoạn tới, năng lượng và công nghệ là lĩnh vực của tương lai, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số phát triển và xu hướng xe điện.

"So với nhu cầu phát triển kinh tế, hiện công suất nguồn điện của Việt Nam chưa ăn thua. Đặc biệt, việc phát triển AI và trung tâm dữ liệu năng lượng cần ngốn điện rất nhiều. Mặc dù điều chỉnh Quy hoạch điện VIII tăng mạnh điện gió, điện mặt trời mạnh nhưng nếu không có chính sách trợ giá sẽ rất khó làm", ông nói, đồng thời tiết lộ ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh mảng kinh doanh truyền thống là bất động sản đã chỉ đạo Ban điều hành nghiên cứu những lĩnh vực mới như logistic, cảng biển, cao tốc… và đầu tư ra nước ngoài.

Tại đại hội lần này, nhà sáng lập 72 tuổi của Hà Đô đặt câu hỏi về việc các cổ đông liệu có muốn ông tiếp tục tham gia thêm với Ban điều hành và HĐQT Hà Đô? "Hiện một ngày tôi vẫn dành 7-8 tiếng cho công ty”, ông Thông nói và được các cổ đông vỗ tay ủng hộ.

Chờ thời điểm "bung" dự án

Trả lời câu hỏi về việc Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt tăng mạnh điện tái tạo, kế hoạch cụ thể của Hà Đô ra sao trong giai đoạn tới, ông Lê Xuân Long - Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô - cho biết, trong 5 năm tới, Việt Nam hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số, do đó nhu cầu về điện sẽ rất lớn và mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp có vững chắc về tài chính, kinh nghiệm.

Tuy nhiên, theo ông Long, với giá điện hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong lĩnh vực điện. “Tôi nghĩ Chính phủ sẽ phải có những điều chỉnh về vấn đề giá. Hà Đô cũng đã có những quỹ đất chuẩn bị từ 5-7 năm trước cho điện gió và điện mặt trời, và cũng đã được đưa vào Quy hoạch điện VIII. Khi có một cơ chế giá phù hợp thì công ty sẽ bung ra”, ông Long nói.

Liên quan đến câu chuyện gỡ vướng 2 dự án điện mặt trời của Hà Đô, Chủ tịch HĐQT Lê Xuân Long cho biết dự án điện mặt trời trước đây hưởng giá khuyến khích (FIT) 1. Dự án điện mặt trời Hồng Phong 4 xây dựng trên đất dự trữ khoán sản (tạm dừng thanh toán tiền điện từ tháng 8/2023), dự án điện mặt trời Infra 1 chưa giải quyết xong việc thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu của Bộ Công Thương sau ngày vận hành thương mại nhà máy.

Nhà sáng lập Tập đoàn Hà Đô: Chưa bao giờ khó khăn như bây giờ ảnh 2

Ông Lê Xuân Long - Chủ tịch HĐQT Hà Đô trả lời câu hỏi của cổ đông tại đại hội.

"Hiện Bộ Công Thương đã phê duyệt bổ sung các dự án này vào trong Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Tập đoàn đang trích lập dự phòng cho khoản này. Đây là bối cảnh chung khi cả nước có 172 dự án bị ảnh hưởng về giá FIT. Chúng tôi đang nỗ lực phối hợp cơ quan chức năng để sớm tháo gỡ vướng mắc", ông Long nói.

Tại đại hội, HĐQT Tập đoàn Hà Đô cũng trình kế hoạch kinh doanh năm 2025 với doanh thu hợp nhất 2.936 tỷ đồng, tăng 8% và lãi sau thuế 1.057 tỷ đồng, tăng hơn 136% so với năm 2024. Hà Đô cũng trình cổ đông thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% vốn điều lệ, dự kiến tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2025 là 15% vốn điều lệ.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Thủ tướng: Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026; giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5.

Tiết lộ việc "xóa nợ" của các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Như Ánh - Tổng Giám đốc MB - cho biết mới nhận ngân hàng chuyển giao được 5 - 6 tháng. Với số lỗ luỹ kế lên đến 15.000 tỷ đồng của MBV thì trong vòng 5-7 năm xóa được nợ, từ 7-10 năm phục hồi ngân hàng này trở lại hoạt động bình thường.

Nguy cơ nhiễm virus dại từ chó nhà nuôi

Liên tiếp 2 trường hợp bị chó nhà cắn. Trong đó, một bé gái 5 tuổi bị chó nhà tấn công vùng đầu, mặt, vết thương rất nặng. Nếu không được tiêm phòng dại, chó nhà cũng lây bệnh cho người.