Tài chính

Người lao động các nước mưu sinh như thế nào: Bộ ảnh hé lộ lát cắt cuộc sống đi làm trên thế giới

Đối với một số người may mắn, mỗi ngày đi làm và được theo đuổi đam mê dường như là một ngày đi chơi. Nhưng với đa số chúng ta, đi làm chính là mưu sinh và vất vả. Bộ ảnh dưới đây "thâm nhập" vào một khoảnh khắc ngẫu nhiên nhưng mang tính đại diện cho lát cắt đầy màu sắc của người dân trên khắp thế giới.

Những người trong ảnh có thể làm đủ mọi công việc, từ nhân viên văn phòng, giao hàng, đến thợ làm tóc... nhưng điểm chung là họ đều đang chăm chỉ nỗ lực để mưu sinh.

Hà Lan

Người lao động các nước mưu sinh như thế nào: Bộ ảnh hé lộ lát cắt cuộc sống đi làm trên thế giới - Ảnh 1.

Nhân viên văn phòng ở Hà Lan đang thưởng thức cà phê trong giờ làm.

Người Hà Lan có giờ làm việc không quá dài. Doanh nghiệp thường mở cửa từ 8h40 tới 5h10. Ngoài ra, họ còn được hưởng ít nhất 20 ngày nghỉ có lương mỗi năm.

Giờ làm việc ở nhiều nơi cũng khá linh hoạt và họ thường có thói quen đi thưởng thức cà phê cùng đồng nghiệp vài lần trong ngày. Bù lại, giờ nghỉ trưa khá ngắn - chỉ khoảng 30 phút. Vào mỗi chiều thứ 6, họ có một truyền thống là "borrel or borrelen" - khi đồng nghiệp sẽ cùng rủ nhau đi chơi, thưởng thức rượu và các món ăn ngon.

Tây Ban Nha

Người lao động các nước mưu sinh như thế nào: Bộ ảnh hé lộ lát cắt cuộc sống đi làm trên thế giới - Ảnh 2.

Jesús González, nhân viên một công ty bảo hiểm đang làm việc tại nhà ở Segovia, Tây Ban Nha.

Tây Ban Nha có một trong những ngày làm việc kéo dài nhất ở châu Âu do có ngủ trưa. Trước đây, nhân viên Tây Ban Nha có thể phải làm việc đến 8 giờ tối mỗi đêm.

Khi nhiệt độ ấm lên vào mùa hè, hầu hết các doanh nghiệp đều cho nhân viên của họ thời gian ngủ trưa vì nắng nóng ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của họ.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều người ủng hộ việc rút ngắn những khoảng thời gian nghỉ này để cố gắng đưa nhân viên về nhà sớm hơn vào buổi tối. Trước khi công nhân nghỉ ngơi, họ thưởng thức bữa ăn lớn nhất trong ngày: la comida.

Nhật Bản

Người lao động các nước mưu sinh như thế nào: Bộ ảnh hé lộ lát cắt cuộc sống đi làm trên thế giới - Ảnh 3.

Hành khách trên một chuyến tàu giờ cao điểm ở Tokyo. Nhiều người tranh thủ thời gian đọc sách.

Người lao động thường đi lại bằng tàu hỏa và trung bình dành 2 giờ mỗi ngày để đi và về từ nơi làm việc. Hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố lớn thường đông đúc đến mức những nhân viên nhà ga phải đẩy hành khách vào bên trong theo đúng nghĩa đen.

Ấn Độ

Người lao động các nước mưu sinh như thế nào: Bộ ảnh hé lộ lát cắt cuộc sống đi làm trên thế giới - Ảnh 4.

Dabba walas, hay những người giao cơm hộp, mang đồ ăn đi giao khắp Mumbai.

Doanh nghiệp Ấn Độ thường hoạt động từ 9 giờ sáng đến 6 giờ tối, dù không có thời gian cụ thể hơn cho người lao động chân tay.

Dabbawalas là một nghề đặc biệt ở Ấn Độ, với công việc là chuyên giao những bữa ăn trưa khắp thành phố Mumbai. Ước tính có 5.000 Dabbawalas vận chuyển 200.000 bữa ăn nóng mỗi ngày. Mức lương của họ là khoảng 200 đô (chưa tới 5 triệu đồng)/tháng.

Brazil

Người lao động các nước mưu sinh như thế nào: Bộ ảnh hé lộ lát cắt cuộc sống đi làm trên thế giới - Ảnh 5.

Người dân di chuyển vào giờ cao điểm ở Paulo, Brazil.

Hầu hết nhân viên bắt đầu làm việc lúc 8 hoặc 9 giờ sáng và ở lại đến 5 hoặc 6 giờ chiều. Tuần làm việc 5 và 6 ngày đều phổ biến ở nước này.

Người dân ở thành phố lớn của Brazil có thời gian di chuyển đi làm khá dài. Việc đi đến nơi làm việc và về nhà khá tốn kém. Người lao động thường phải di chuyển quãng đường xa và trải qua thời gian chờ đợi trên các phương tiện công cộng kéo dài. Một người trung bình dành hơn 1 giờ mỗi ngày để đi lại.

Kenya

Người lao động các nước mưu sinh như thế nào: Bộ ảnh hé lộ lát cắt cuộc sống đi làm trên thế giới - Ảnh 6.

Một người phụ nữ làm tóc ở Kenya.

Giờ hành chính ở Kenya bắt đầu từ 8:30 sáng đến 5 giờ chiều và trải qua một tuần làm việc 48 giờ.

Người lao động Kenya được mong đợi tham gia nhiều cuộc họp của họ ngoài giờ làm việc bình thường. Những sự kiện này được coi là quan trọng cho công việc, nhưng không được coi là một phần của ngày làm việc chính thức. Nhân viên làm việc ngoài số giờ hàng tuần theo quy định của họ được hưởng 150% tiền lương.

Hàn Quốc

Người lao động các nước mưu sinh như thế nào: Bộ ảnh hé lộ lát cắt cuộc sống đi làm trên thế giới - Ảnh 7.

Nhân viên văn phòng Hàn Quốc đi làm vào một ngày mưa ở trung tâm Seoul.

Giờ làm việc theo luật định ở Hàn Quốc là 8 giờ mỗi ngày và 40 giờ mỗi tuần, không giống như Mỹ và Anh chỉ quy định giờ làm việc theo tuần. Đức chỉ quy định giờ làm việc hàng ngày chứ không phải hàng tuần.

Đối với việc làm thêm giờ, luật pháp Hàn Quốc giới hạn nghiêm ngặt số giờ mỗi tuần. Người lao động ở Hàn Quốc được trả thêm 50% khi làm thêm giờ, so với mức lương bình thường.

Mỹ

Người lao động các nước mưu sinh như thế nào: Bộ ảnh hé lộ lát cắt cuộc sống đi làm trên thế giới - Ảnh 8.

Nhân viên tại trụ sở Google ở Mountain View, California.

Giờ làm việc truyền thống ở Hoa Kỳ là từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, từ 9:00 sáng đến 5:00 chiều, với nửa tiếng để ăn trưa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang trở nên linh hoạt hơn và nhiều công ty cho phép nhân viên của họ tự đặt lịch làm việc cho bản thân.

Trong khi tuần làm việc tiêu chuẩn kéo dài 40 giờ, nhiều người Mỹ vẫn lại phải làm việc thêm nhiều giờ. Điều này là do ở Mỹ, ngày làm việc của bạn không kết thúc khi bạn về nhà. Nhân viên thường được kỳ vọng sẽ cập nhật email và hoàn thành deadline sau giờ làm việc, và bạn càng thăng tiến cao trong nấc thang sự nghiệp, bạn càng được kỳ vọng nhiều hơn.

Hy Lạp

Người lao động các nước mưu sinh như thế nào: Bộ ảnh hé lộ lát cắt cuộc sống đi làm trên thế giới - Ảnh 9.

Một công nhân Bangladesh làm việc trong nhà máy may mặc ở Hy Lạp.

Ở Hy Lạp, nhân viên toàn thời gian thường làm việc 40 giờ mỗi tuần, nhưng những giờ đó có thể được chia thành năm hoặc sáu ngày.

Các công ty phải cho nhân viên nghỉ giải lao 15 phút nếu một ngày làm việc vượt quá sáu giờ. Nhiều người Hy Lạp dành 3 tiếng để nghỉ trưa - 2 tiếng để ăn và 1 tiếng để chợp mắt trước khi trở lại làm việc lúc 5 giờ chiều. Bữa trưa là bữa ăn lớn nhất trong ngày.

Tổng Hợp

Các tin khác

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Đầu năm mua nhà không khó tại S1&S2 Vinhomes Ocean Park

Loại hình chung cư là lựa chọn hàng đầu được nhiều khách hàng quan tâm khi mua nhà tại Thủ Đô, tuy nhiên với nguồn cung hạn chế và tình trạng "đói vốn" tín dụng như hiện nay thì việc mua nhà ngày càng trở nên khó khăn hơn.