Tài chính

Ngành kinh tế 350 tỷ USD, phục vụ 25% dân số toàn cầu mở toang "cánh cửa vàng" cho Quảng Ninh

Hình minh họa bởi AI

Du lịch Halal đang trở thành xu hướng

Du lịch Halal, còn gọi là du lịch thân thiện với cộng đồng Hồi giáo. Theo đó, các dịch vụ như ăn uống, lưu trú, vận chuyển, giải trí và mua sắm đều được thiết kế trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Hồi giáo.

Với số lượng người Hồi giáo chiếm hơn 25% dân số thế giới hiện nay, thị trường Halal là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng. Du lịch Halal đang phát triển nhanh chóng với phân khúc chi tiêu cao.

Theo cáo cáo chỉ số du lịch Hồi giáo toàn cầu, lượng khách du lịch Hồi giáo năm 2023 đạt 140 triệu lượt, năm 2024 ước đạt 160 triệu lượt. Khả năng chi trả của khách du lịch Hồi giáo ở mức chi tiêu cao và đang ngày càng tăng. Giá trị thị trường du lịch Halal toàn cầu năm 2023 đạt khoảng 266 tỷ USD, năm 2024 ước đạt 276 tỷ USD và tới năm 2030 có thể đạt tới 350 tỷ USD.

Một đoàn khách Halal du lịch tại Việt Nam.

Với Việt Nam, đây là một khái niệm khá mới mẻ. Tuy nhiên, nhận định đây là thị trường đầy tiềm năng nên từ năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đã tổ chức nhiều đợt xúc tiến, quảng bá du lịch để thúc đẩy phát triển thị trường khách Hồi giáo đến Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, du khách Halal có xu hướng đi du lịch theo đoàn lớn hoặc cùng gia đình, thường lưu trú dài ngày (từ 1 - 2 tuần) tại những điểm đến mà họ lựa chọn. Họ đặc biệt yêu thích tham quan những địa danh có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hoặc các công viên giải trí để tận hưởng không gian và ngắm cảnh.

Quảng Ninh có nhiều cơ hội để phát triển

Là một trong những trọng điểm du lịch của Việt Nam, Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng với kỳ quan thiên nhiên thế giới, mà còn sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch hiện đại và nền văn hóa đặc sắc, cởi mở, thân thiện. Với nền kinh tế mở và môi trường an toàn, Quảng Ninh đang chủ động hội nhập sâu vào chuỗi giá trị Halal, coi du lịch Halal là một trong những thị trường trọng tâm.

Ông Kohdayar Marri, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Hồi giáo Pakistan tại Việt Nam, chia sẻ: "Khi tôi đến Quảng Ninh, tôi nhận ra các bạn hoàn toàn có thể xây dựng và phát triển thị trường khách du lịch Hồi giáo. Các bạn có sẵn cơ sở vật chất hiện đại, điều cần thiết nhất chính là các bạn cần cung cấp cho chúng tôi nơi cầu nguyện đầy đủ, một môi trường du lịch thân thiện và những thực phẩm riêng biệt mà chúng tôi sử dụng".

Quảng Ninh đang đứng trước "cơ hội vàng" để khai phá tiềm năng khổng lồ từ thị trường khách du lịch Halal. Quảng Ninh hướng đến mục tiêu trở thành điểm đến du lịch thân thiện, tôn trọng văn hóa và phục vụ tốt nhu cầu của khách Hồi giáo. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, Quảng Ninh cần có những thay đổi cho phù hợp với xu hướng Halal.

Du khách trải nghiệm ẩm thực Halal tại TP Hạ Long.

Ông Ali Akbar Nazari, Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam nhấn mạnh, để Quảng Ninh trở thành điểm đến thân thiện với người Hồi giáo, cần chú trọng giải quyết nhiều khía cạnh quan trọng. Trước hết, tỉnh cần quan tâm đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch — từ nhân viên khách sạn, hướng dẫn viên cho đến các nhà cung cấp dịch vụ — nhằm đảm bảo họ hiểu sâu sắc về phong tục, văn hóa và nhu cầu của du khách Hồi giáo.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm du lịch bằng nhiều ngôn ngữ, phát triển nội dung số và triển khai các chiến dịch tiếp thị có mục tiêu, hướng đến những thị trường chủ chốt với đông đảo người Hồi giáo như Malaysia, Indonesia, Tây Á và Trung Á.

Đại sứ Iran cũng bày tỏ sẵn sàng hợp tác, nhấn mạnh rằng với kinh nghiệm dày dặn trong ngành du lịch Halal, các doanh nghiệp Iran hoàn toàn có thể đồng hành cùng tỉnh Quảng Ninh xây dựng hệ sinh thái du lịch Halal toàn diện. 

Các lĩnh vực hợp tác bao gồm đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơ sở đạt chuẩn và quy trình chứng nhận Halal, cũng như quảng bá hình ảnh Quảng Ninh tới thị trường khách Hồi giáo.

Ngoài ra, việc tăng cường giao lưu văn hóa qua các cuộc triển lãm, lễ hội ẩm thực Halal và các chương trình kích cầu du lịch sẽ góp phần gia tăng sức hấp dẫn của Việt Nam với du khách Hồi giáo, đồng thời thúc đẩy sự gắn kết giữa Iran và Việt Nam trong lĩnh vực du lịch.

Du lịch Hồi giáo được xem là tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh việc tập trung khai thác các thị trường khách Hồi giáo gần như Malaysia, Indonesia, Singapore và Ấn Độ, Quảng Ninh còn hướng đến thu hút các thị trường Hồi giáo có khả năng chi trả cao, nhu cầu du lịch dài ngày, đặc biệt nhấn mạnh thị trường Trung Đông.

Các tin khác

Giá vàng quay đầu tăng

Sáng nay (1/7), giá vàng bất ngờ tăng trở lại. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119,5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn cao nhất lên 117,4 triệu đồng/lượng.

Thông tin cung cấp dịch vụ điện trên địa bàn TPHCM mới

Kể từ ngày 1/7/2025, các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ sáp nhập vào TPHCM. Cũng kể từ thời điểm trên, Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) sẽ tiếp nhận, quản lý vận hành lưới điện tại Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và hai công ty điện lực ở địa phương này sẽ trực thuộc EVNHCMC.

Trung Quốc có thể khiến các nhà máy ô tô toàn cầu tê liệt như thế nào?

Việc Trung Quốc bất ngờ cấm xuất khẩu nhóm khoáng sản “đất hiếm nặng” đã làm rung chuyển ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Sự kiện này cho thấy mức độ phụ thuộc nguy hiểm của thế giới vào chuỗi cung ứng khoáng sản chiến lược từ Trung Quốc – đặc biệt khi những vật liệu này không thể thiếu trong sản xuất xe hơi, cả truyền thống lẫn điện.

Ông Đỗ Văn Chiến: "Dân đói, dân rét Mặt trận, đoàn thể phải biết"

Phát biểu tại hội nghị công bố quyết định về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ theo mô hình mới, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, giúp được một bộ phận người dân còn khổ là niềm vui của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể.

MobiFone phối hợp đoàn công tác UBND TP Hà Nội kiểm tra vận hành Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình mới

Chiều ngày 30/6, đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội phối hợp cùng Tổng công ty Viễn thông MobiFone tiến hành kiểm tra công tác vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tại địa điểm Dịch vụ công số 3 Hoàn Kiếm nhằm chuẩn bị cho việc vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố Hà Nội.