Doanh nghiệp

Ngành gỗ đang bị "soi", DN xuất khẩu chấp nhận hy sinh lợi nhuận, tăng tiền quảng bá, mở rộng thị trường

TIN MỚI

2024 là năm khởi sắc của xuất khẩu gỗ Việt Nam dù vẫn còn nhiều thử thách. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, ước tính kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của cả nước năm qua có thể đạt 16,25 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ (SPG) dự kiến đạt 11,2 tỷ USD, tăng 22% so với năm trước.

Để đạt được kết quả này, các doanh nghiệp (DN) đã chủ động đa dạng hóa thị trường. Năm 2024, xuất khẩu sang nhiều thị trường mới đạt kết quả đáng khích lệ: Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng 89,6%; Ấn Độ tăng 62,8%; Tây Ban Nha tăng 69,63%; và Canada tăng 23,86% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng năm qua, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,75 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2023. Gỗ nhập khẩu chủ yếu là gỗ tròn và gỗ xẻ (chiếm 90%). Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp gỗ của Việt Nam.

Ngành gỗ đang bị

Ngành gỗ đang bị

Ngành gỗ Việt đang bị "nội soi" rất kỹ

Dù vậy, sang năm 2025 DN được biết đang đứng trước loạt khó khăn lớn hơn. Năm nay, toàn ngành đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 4,5 - 5% với mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 18 tỷ USD.

Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2025 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn, chính sách thương mại, và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.

Chia sẻ mới đây, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), cho biết hiện ngành gỗ Việt đang bị "nội soi" rất kỹ và phải ứng phó với nhiều vụ việc phòng về thương mại với những cơ hội và thách thức đan xen.

Song song, áp lực cạnh tranh mạnh từ các nhà cung cấp khác như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia cũng gây áp lực khiến DN Việt Nam chú trọng phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng.

Trao đổi trước thềm HawaExpo - Hội chợ Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất made-in-Vietnam dự kiến diễn ra vào 5-7/3/2025 tại White Palace, đường Phạm Văn Đồng, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM tới đây, nhiều DN cho biết đang phải chủ động mở rộng thị trường bên cạnh tăng tính cạnh tranh sản phẩm.

Giám đốc Forexco Quảng Nam: Năm 2024 bị giảm đến 1/3 doanh thu xuất khẩu

Ông Đặng Công Quang, Giám đốc Forexco Quảng Nam, cho biết: "Hơn 30 năm đưa gỗ ra nước ngoài, đến 2025 Công ty mới đăng ký triển lãm sản phẩm lần đầu trong khuôn khổ hội chợ quốc tế HawaExpo. Năm 2024, Forexco giảm gần 1/3 tổng doanh thu xuất khẩu. Hiện, khách hàng chủ lực tập trung vào thị trường Châu Âu và Mỹ".

Theo ông, thách thức về xuất khẩu đến từ việc đời sống kinh tế các nước xuất khẩu trọng điểm đang chậm lại nên sức mua kém. Thứ hai là các nhà bán hàng hiện nay đang chịu lãi suất quá cao. Thời gian trước lãi suất thấp thì họ vẫn mua tích trữ, và có kế hoạch dài hạn. Ví dụ cuối năm nay, họ đã xong kế hoạch cho năm tới. Bây giờ, kế hoạch của họ theo mùa, dẫn tới các đơn hàng ngắn hạn, 3-4 tháng. Họ mua bán thận trọng hơn, để quan sát dấu hiệu thị trường.

Ông Quang cũng chia sẻ khi mở rộng ra thị trường Nhật thì hàng outdoor không có nhiều lợi thế. Vì phần lớn doanh nghiệp Nhật sống trong căn hộ bé, khác với kiểu nhà vườn rộng hay thấy ở phương Tây. Nên, ở các thành phố lớn của Nhật, người ta vẫn mua đồ ngoại thất nhưng cỡ nhỏ để ban công là chủ yếu. Nên, doanh số ở thị trường này không cao.

"Về chiến lược ứng phó, hiện tại, chúng tôi vẫn giữ vững chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhưng tính toán hơn về việc siết chi phí khác để tăng tính cạnh tranh của giá sản phẩm nhằm chốt được đơn hàng, chấp nhận lợi nhuận thấp để ổn định phí vận hành cũng như chi trả lương cho nhân công.

Đồng thời, chúng tôi hướng tới khách hàng, mở rộng thị trường thông qua việc quảng bá chủ động hơn. Như tham gia các hội chợ quốc tế HawaExpo, ở Mỹ, Đức nhiều hơn để tìm kiếm thêm khách hàng. Trước đây, là doanh nghiệp lâu đời, khách giới thiệu qua lại, tự tìm đến mình. Bây giờ là thời điểm mình tìm khách. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang hướng tới các kênh thương mại điện tử", ông nói.

Ngành gỗ đang bị

Ảnh: Ông Đặng Công Quang, Giám đốc Forexco Quảng Nam.

Giám đốc Thành Tâm: Năm 2025 thay đổi đáng chú ý nhất liên quan đến việc tổng thống Trump có thể thúc đẩy điều chỉnh

Còn Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Thu của Công ty Thành Tâm cho rằng sau đại dịch, mô hình kinh doanh truyền thống gặp nhiều khó khăn. Thị trường Châu Âu truyền thống của Thành Tâm cũng tương tự. Do đó, Công ty đang tham gia các hội chợ quốc tế, tiếp cận các thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất là thị trường Bắc Mỹ nên chúng tôi mới ổn định doanh số, giữ vững ổn định trong các năm qua.

Được biết, Thành Tâm hàng năm tăng trưởng đều đặn, kim ngạch xuất khẩu bình quân 14-15 triệu USD trong cả 2 năm 2023 - 2024. Hiện, Thành Tâm đã đưa đồ gỗ ngoại thất Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Bắc Mỹ, Nhật Bản.

Nhận định năm 2025, ông Thu cho biết về địa chính trị có sự thay đổi lớn, tổng thống Trump có thể thúc đẩy điều chỉnh để bình ổn kinh doanh, giảm bớt xung đột chiến tranh. Nhưng về tổng thể theo tôi, ngành nội thất vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thông tin phản hồi từ nhiều khách hàng lớn của Thành Tâm tại Châu Âu, Bắc Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.

"Tuy nhiên, chiến lược phát triển của Công ty thì không thấy khó khăn mà dừng lại, thụt lùi vì dễ bỏ lỡ cơ hội, làn sóng mới trong những năm tiếp theo. Nếu dừng lại, chúng ta không chỉ không tiếp cận thị trường mới, mà có khả năng tự cắt đứt cơ hội liên kết với các khách hàng tiềm năng vì họ không rõ chúng ta còn tồn tại không. Do đó, việc quảng bá, xúc tiến vẫn diễn ra liên tục.

Những thời điểm này, chúng tôi vẫn duy trì các hoạt động quảng bá, tất nhiên không nhằm mục tiêu tìm kiếm đơn hàng, mà để duy trì sự hiện diện liên tục tại các nền tảng kết nối chất lượng, tăng cường kết nối với các khách mới để sẵn sàng cho những cơ hội tương lai, khi thị trường phục hồi. Trước mắt năm nay, tháng 3 này, trong nước thì Thành Tâm tham gia hội chợ HawaExpo với bộ sưu tập mới, rồi tiếp tục trưng bày ở các hội chợ, triển lãm nước ngoài thường niên", ông nói.

Hay Sintai - doanh nghiệp nội thất Đài Loan, từ 2014 bắt đầu phát triển tại Việt Nam với nhà máy có tổng diện tích 50.000m2 tại Bình Dương – cho biết đang tiếp tục đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất, mẫu thiết kế mang tính thẩm mỹ và công năng hướng tới giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Việt Nam có nhiều cơ hội song xen lẫn thách thức, DN cần chủ động phát triển bền vững

Theo Tổng giám đốc Tony Lee, hiện 90% tổng doanh thu của Sintai đến từ nhà máy tại Việt Nam. Trong tương lai, họ định hướng mở rộng phát triển dòng nội thất mới, dành riêng cho thị trường nội địa Việt. Sintai đánh giá cao thị trường Việt Nam vì chỉ số Chính phủ tốt, tình hình chính trị ổn định, lịch sử phát triển ngành công nghiệp nội thất lâu đời nhờ đó sở hữu hệ thống chuỗi cung ứng sản xuất - xuất khẩu nội thất hoàn thiện. So với các quốc gia lân cận trong vùng, nhân công của Việt Nam có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, chi phí cạnh tranh.

Một chuyên gia cho biếtChúng tôi hướng đến mục tiêu khẳng định năng lực cạnh tranh của Việt Nam với khách mua hàng quốc tế, và hỗ trợ xúc tiến tối đa cho các doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện xuất khẩu ngay tại sân nhà. Trong đó, đủ điều kiện được giải thích là doanh nghiệp đủ năng lực sản xuất xuất khẩu với nhà máy tại Việt Nam, có năng lực thích ứng và đáp ứng thị hiếu quốc tế linh hoạt, có chiến lược bền vững, xanh hoá dài hạn".

Cũng theo ông Khanh, Forexco là công ty có chứng nhận FSC thứ 6 tại Việt Nam hiện quản lý 1.500 ha rừng đủ tiêu chuẩn, đầy đủ hệ thống điện mặt trời áp mái từ 2020. Còn công ty Thành Tâm đầy đủ giấy chứng nhận FSC, BSCI, CCFC từ 2014, hiện đã có hai hệ thống sấy gỗ ngoài trời bằng năng lượng sạch và đơn vị chuyên trách về bền vững. Nitori hiện đang chuẩn bị lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời tại nhà máy Việt Nam để cung cấp một phần điện năng từ năng lượng tái tạo, áp dụng sớm các giải pháp thiết kế sinh thái, giảm thiểu chất thải trong sản xuất.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm