Tài chính

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát?

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát? - Ảnh 1.

Bộ Tài chính Mỹ kết luận không có đối tác lớn nào của Mỹ thao túng tiền tệ trong năm 2021 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Bộ Tài chính Mỹ vừa ban hành Báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ", trong đó tiếp tục xem xét các đối tác thương mại chính trên cơ sở ba tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài. 

Tại Báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ đưa 12 nền kinh tế vào Danh sách giám sát, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mexico, Việt Nam và Đài Loan. 

Thuỵ Sĩ là nền kinh tế duy nhất đáp ứng cả 3 tiêu chí và Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục thực hiện tiếp xúc nâng cao với Ngân hàng trung ương Thuỵ Sĩ. 

Trong khi đó, Việt Nam và Đài Loan do không còn đáp ứng cả 3 tiêu chí nên Bộ Tài chính Mỹ đưa trở lại Danh sách giám sát. Tại Báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ cũng kết luận không có đối tác lớn nào của Mỹ thao túng tiền tệ trong năm 2021.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong giai đoạn từ tháng 1-2021 đến tháng 12-2021, Việt Nam đáp ứng tiêu chí được Bộ Tài chính Mỹ đưa ra là thặng dư thương mại hàng hóa và dịch vụ với Mỹ ở mức 90 tỉ USD (ngưỡng 15 tỉ USD). 

Từ đầu năm 2021, Bộ Tài chính Mỹ đã tiến hành tiếp xúc nâng cao song phương với Việt Nam và đạt được thỏa thuận chung vào tháng 7-2021 nhằm giải quyết các quan ngại của phía Mỹ về vấn đề tiền tệ, tỉ giá. Tại Báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục ghi nhận những bước tiến của Việt Nam. 

Đồng thời, tại chuyến thăm, làm việc của Bộ Tài chính Mỹ với Việt Nam ngày 5-4-2022, Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã thể hiện sự nghiêm túc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết các quan ngại của phía Mỹ và duy trì được ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức.

"Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các Bộ, ngành để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà phía Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, xây dựng quan hệ thương mại hài hoà, bền vững. 

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế; điều hành tỉ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ", Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

Các tin khác

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Nhà máy xi-măng 5.000 tỉ đồng bỏ hoang thành bãi chăn trâu, bò

Xây thô khu nhà hành chính 2 tầng, tường rào bao quanh… Nhà máy xi-măng Phú Sơn có tổng mức đầu tư 5.000 tỉ đồng ở Ninh Bình bỗng dừng lại rồi "trùm mền" suốt 15 năm qua. Cả khuôn viên dự án rộng gần 40 ha trở thành bãi chăn thả trâu, bò.