Doanh nghiệp

Ngân hàng chuyển đổi số để phục vụ khách tốt hơn

Ngân hàng chuyển đổi số để phục vụ khách tốt hơn - Ảnh 1.

NCB hướng tới chuyển đối số toàn diện

Phát biểu tại hội thảo Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không tiền mặt do Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước và Báo Tuổi Trẻ tổ chức hôm 17-6, ông Phạm Tiến Dũng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng chuyển đổi số ngành ngân hàng có tác động tích cực tới tất cả các ngành kinh tế, trong mọi lĩnh vực đời sống.

Nhiều ngân hàng giao dịch trên kênh số đạt 90%

"Những con số về chuyển đổi số ngành ngân hàng được nêu mà cách đây vài ba năm tôi không bao giờ nghĩ đến, đó là tỷ lệ người trưởng thành mở tài khoản ngân hàng đạt tới 68%.

Ước mơ của tôi là đưa tất cả dịch vụ lên mobile và thực tế tăng trưởng trên mobile đạt tới 90%, nhiều ngân hàng giao dịch trên kênh số đạt 90%, giúp tiết giảm chi phí, phục vụ tốt hơn cho khách hàng" – ông Dũng nhấn mạnh.

Nêu ứng dụng công nghệ số, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã tập trung phát triển ứng dụng ngân hàng số NCB iziMobilne với những tính năng quen thuộc như quản lý tài khoản, chuyển khoản, tiết kiệm online, thanh toán các loại hóa đơn, mua vé máy bay, xem phim, tra cứu tỷ giá, lãi suất, sản phẩm dịch vụ, ưu đãi.

Đặc biệt ứng dụng này còn được tích hợp những công nghệ mới với tính bảo mật cao, tương thích với nhiều hệ điều hành, các tính năng thanh toán tiện lợi, an toàn, chính xác, nhanh chóng, đáp ứng đầy đủ giao dịch tài chính an toàn, mọi lúc mọi nơi của khách hàng.

NCB iziMobile cũng cho phép khách hàng dễ dàng mở tài khoản online chỉ trong 1 phút với một số thao tác đơn giản để giao dịch thanh toán, chuyển tiền Ebanking.

Đại diện NCB cho biết đang triển khai mạnh mẽ chiến lược phát triển theo định hướng ứng dụng công nghệ số vào mọi sản phẩm dịch vụ và mỗi hoạt động của ngân hàng.

Bắt đầu từ việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, luôn lấy khách hàng làm trọng tâm trong mọi hành động nhằm nâng tầm chất lượng dịch vụ, mang đến những trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.

Việc ứng dụng công nghệ mới nhằm tự động hóa và đơn giản hóa quy trình/thủ tục, rút ngắn thời gian, các khâu xử lý trung gian; phát triển hệ thống sản phẩm/dịch vụ để cung cấp các giải pháp tài chính đa dạng cho hệ sinh thái của các đối tác chiến lược.

Hướng tới chuyển đổi số toàn diện

Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước, 95% tổ chức tín dụng Việt Nam đã và đang xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số toàn diện, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), dữ liệu lớn (Big Data)... vào hoạt động để nâng cao chất lượng cao chất lượng dịch vụ giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn.

Nhiều nghiệp vụ được số hóa 100% như gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền...

Thực tế những năm gần đây, NCB đầu tư mạnh mẽ cho hiện đại hóa ngân hàng và chuyển đổi số toàn diện. Ngân hàng tiếp tục nâng cao trải nghiệm vượt trội cho khách hàng. Đẩy mạnh số hóa các dịch vụ để góp phần tăng trưởng mạnh nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA).

Đặc biệt một số dịch vụ mà NCB cung cấp cho phép khách hàng thực hiện tất cả các khâu trong quy trình sử dụng dịch vụ thanh toán từ mở tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nộp rút tiền tiết kiệm thông qua tài khoản thanh toán,...

NCB đã đầu tư mạnh mẽ vào nền tảng kĩ thuật số để tạo ra một hệ sinh thái ngân hàng số mạnh mẽ, trong đó việc ứng dụng các công nghệ để đánh giá, phân loại khách hàng và quyết định giải ngân,... giúp đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải ngân, cho vay từ nhiều ngày xuống trong ngày.

Đến nay, NCB được nhắc đến là một trong hai ngân hàng đầu tiên triển khai phương thức thanh toán trực tuyến bằng mã VietQR trên Cổng dịch vụ công quốc gia…

Chia sẻ định hướng phát triển trong thời gian tới, đại diện NCB cho biết sẽ trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu về bán lẻ và hoạt động hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, NCB phải chuyển đổi số thành công.

"Ngân hàng đã và đang tập trung phát triển sáng tạo trên nền tảng số hoá, mở rộng kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để đáp ứng sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng. Đó là các giao dịch trực tuyến trên nền tảng số hóa với tốc độ nhanh và bảo mật cao" - đại diện lãnh đạo NCB nói.

Các tin khác

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Nhà đầu tư bất động sản may mắn khi đã “thoát hàng”

Sau thời kỳ thị trường sôi động, đến nay đã bước vào giai đoạn chững lại, theo đó nhiều nhà đầu tư dưới áp lực tài chính đã bán cắt lỗ. Tuy nhiên, dù lỗ nhưng một số nhà đầu tư vẫn tỏ ra còn may mắn vì đã bán được đất.

Giao dịch đất nền tại Kon Tum tăng bật trở lại

Trong quý 2/2022, lượng giao dịch đất nền tại tỉnh Kon Tum bật tăng trở lại nhưng chủ yếu là đất nền ở trong khu dân cư hiện hữu. Đáng chú ý, dù lượng giao dịch đang bật tăng nhưng giá đất nền cơ bản vẫn theo giá quý 1/2022.

Xuân Thiện Group làm ăn thế nào?

Xuân Thiện Ninh Bình đóng vai trò hạt nhân trong ‘hệ sinh thái’ của Xuân Thiện Group, với quy mô vốn điều lệ lên tới 9.000 tỉ đồng (tính đến tháng 4/2022). Ít ai biết, công ty này đã lỗ 2 năm liên tiếp.