Doanh nghiệp

Xuân Thiện Group làm ăn thế nào?

Thành lập năm 2000, Xuân Thiện Group là cơ nghiệp riêng của "đại gia" Nguyễn Văn Thiện – trưởng nam của lão doanh nhân Nguyễn Xuân Thành, nhà sáng lập Tập đoàn Xuân Thành nổi tiếng ở Ninh Bình.

Thông qua nhiều công ty thành viên, Xuân Thiện Group tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất điện và cả xi măng – ngành nghề có tính truyền thống của gia đình ông Nguyễn Văn Thiện.

Theo tìm hiểu của VietTimes, vị doanh nhân sinh năm 1970 trực tiếp đứng tên và nắm lượng lớn cổ phần ở nhiều doanh nghiệp thành viên trong ‘hệ sinh thái’ Xuân Thiện Group. Nếu cộng dồn, lượng cổ phần mà ông Thiện đứng tên có giá trị trên giấy tờ lên tới 19.339 tỉ đồng.

Xuân Thiện Group làm ăn thế nào? - Ảnh 1.

Phần vốn góp của ông Nguyễn Văn Thiện - anh trai ông Nguyễn Đức Thuỵ ('bầu' Thuỵ) - ở nhiều thành viên Xuân Thiện Group

Nổi bật trong số đó là Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình (Xuân Thiện Ninh Bình) – doanh nghiệp được coi như hạt nhân của ‘hệ sinh thái’ Xuân Thiện Group.

Xuân Thiện Ninh Bình làm ăn ra sao?

Như VietTimes từng đề cập , Xuân Thiện Ninh Bình là cổ đông sáng lập của CTCP EA Súp 1, 3, 5 và Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk – những doanh nghiệp có liên quan tới cụm 5 nhà máy điện mặt trời, tổng công suất 600MW, vốn đầu tư hơn 16.500 tỉ đồng, tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

Xuân Thiện Ninh Bình còn là công ty mẹ của CTCP Xuân Thiện Thuận Bắc – chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc giai đoạn 2, tại xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

Tính đến tháng 1/2022, Xuân Thiện Ninh Bình nắm giữ tới 61,241% vốn điều lệ CTCP Tập đoàn Xuân Thiện, tương ứng với phần vốn góp lên tới 3.643,8 tỉ đồng. Đáng chú ý, ở pháp nhân này, ông Nguyễn Văn Thiện cũng đứng tên cho số cổ phần có giá trị theo mệnh giá lên tới 1.683 tỉ đồng, tương đương 28,286% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại do 8 thể nhân khác nắm giữ.

Xuân Thiện Group làm ăn thế nào? - Ảnh 2.

Phần vốn góp của Xuân Thịnh Ninh Bình ở một số thành viên Xuân Thiện Group

Xuân Thiện Ninh Bình cũng là cổ đông sáng lập của CTCP Xuân Thiện Nam Định – doanh nghiệp phát triển dự án cảng biển chuyên dùng Xuân Thiện Nam Định và dự án Nhà máy Thép Xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định, có tổng vốn đầu tư lên tới 123.000 tỉ đồng . Cập nhật tới tháng 3/2022, CTCP Xuân Thiện Nam Định đã tăng vốn điều lệ từ 12.000 tỉ đồng lên 15.000 tỉ đồng.

Cùng với việc mở rộng kinh doanh của Xuân Thiện Group, quy mô vốn điều lệ của Xuân Thiện Ninh Bình cũng gia tăng đáng kể.

Cụ thể, tại ngày 29/6/2016, công ty này có vốn điều lệ 1.524 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Nguyễn Văn Thiện (góp 1.260 tỉ đồng, chiếm 82,68% vốn điều lệ); ông Nguyễn Văn Thuyết (góp 144 tỉ đồng, sở hữu 9,45% vốn điều lệ); Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và phát triển Xuân Thành (góp 120 tỉ đồng; sở hữu 7,87% vốn điều lệ).

Đến tháng 4/2022, Xuân Thiện Ninh Bình đã nâng quy mô vốn điều lệ lên tới 9.000 tỉ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Văn Thiện nắm cổ phần chi phối với tỉ lệ sở hữu lên tới 80% vốn điều lệ.

Xuân Thiện Group làm ăn thế nào? - Ảnh 3.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong quá trình đẩy mạnh triển khai các dự án, kết quả kinh doanh của Xuân Thiện Ninh Bình có chiều hướng đi xuống, đặc biệt là trong giai đoạn 2020 và 2021 khi công ty này lần lượt báo lỗ sau thuế 2,6 tỉ đồng và 22,6 tỉ đồng.

Trước đó, trong giai đoạn 2016 – 2019, Xuân Thiện Ninh Bình đều báo lãi, song tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu rất mỏng, chưa tới 1%.

Lưu ý rằng, đây mới chỉ là kết quả kinh doanh riêng lẻ của Xuân Thiện Ninh Bình, chưa bao gồm kết quả hợp nhất loạt công ty con mà VietTimes đã đề cập.

Sự mở rộng hoạt động của Xuân Thiện Ninh Bình còn được thể hiện ở quy mô tổng tài sản. Tính đến ngày 31/12/2021, quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt 6.469 tỉ đồng, tăng 1.654 tỉ đồng so với cuối năm 2020./.

Các tin khác

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.