Xã hội

Ngân hàng cảnh báo chiêu trò giả mạo nhân viên, cho vay tín chấp để chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội mà các các thủ tục ngân hàng được nhiều người lựa chọn làm online hoặc qua ứng dụng... thay vì đến giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh, trụ sở ngân hàng. Cũng vì vậy mà các chiêu trò lừa đảo giả mạo nhân viên ngân hàng để chiếm đoạt tài sản nở rộ.

Ngân hàng cảnh báo chiêu trò giả mạo nhân viên, cho vay tín chấp để chiếm đoạt tài sản - Ảnh 1.

Mới đây nhất, ngần hàng VP Bank đã gửi mail thông báo đến khách hàng về việc nhiều đối tượng tự xưng là cán bộ ngân hàng, hứa hỗ trợ khoản vay tín chấp nhưng phải đóng phí bảo hiểm vào tài khoản cá nhân kèm theo nhiều thủ đoạn khác nhằm "moi" thêm tiền. Đây là chiêu thức lừa đảo đang nổi lên hiện nay, đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại, nhắn tin, gửi email lừa đảo hướng dẫn khách hàng đăng ký khoản vay tín chấp.

- Bước 1: Thông báo khách hàng đủ điều kiện vay tín chấp và yêu cầu Khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để mở hồ sơ vay.

- Bước 2: Thông báo khoản vay đã được phê duyệt và hạn mức tương ứng, yêu cầu khách hàng đóng một khoản phí bảo hiểm vào tài khoản cá nhân do kẻ gian cung cấp

- Bước 3: Sau khi khách hàng đã chuyển khoản phí bảo hiểm, đối tượng dọa hồ sơ vay của khách hàng đang "có vấn đề", hệ thống ghi nhận nợ xấu cần đóng tiền để xóa nợ xấu,….và yêu cầu khách hàng đóng thêm tiền để xử lý. Nếu không nộp tiền sẽ không nhận được tiền vay nhưng vẫn bị tính là đã phát sinh dư nợ với ngân hàng, đồng nghĩa với việc vẫn phải thanh toán cả gốc và lãi của khoản vay.

- Bước 4: Sau khi nhận được đủ tiền, đối tượng cắt đứt liên lạc và khách hàng mất toàn bộ số tiền.

Không dừng lại ở chiêu trò trên, ngân hàng Vietcombank cùng nhiều ngân hàng khác như Acb, Sacombank... cũng cảnh báo chiêu trò giả mạo đường link website để vay tín chấp, chiếm đoạt tài sản sau khi khách hàng đăng nhập...

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

TCL ra mắt TV QLED 4K kích thước 98 inch

Kích thước lớn nhất trên dòng QLED 4K giúp TV TCL đáp ứng nhu cầu giải trí tại gia, bên cạnh nhiều tính năng tăng chi tiết, màu sắc, âm thanh đa chiều...

Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp?

Bất chấp những cảnh báo về rủi ro lạm phát trên toàn cầu cũng như giá nhiên liệu đầu vào kéo theo hầu hết các mặt hàng đều tăng giá, tuy nhiên, chỉ số CPI tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 2,44%. Nhiều chuyên gia cho rằng, con số này không những không phản ánh đúng giá cả thực tế.

"Vàng trắng" và phận người

“Cao su đi dễ khó về/ Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”, đã là câu chuyện ngày xửa ngày xưa. Giờ đây công nhân cao su họ có thu nhập khá, xây được nhà, nuôi được các con ăn học nên người…