Kỹ năng sống

Nếu bố không làm được điều này thì giáo dục cách mấy con cái cũng chẳng khá lên được!

Người cha tốt tạo ra sự khác biệt trong cuộc đời của đứa trẻ. Cha là người cho con sức mạnh, sự hỗ trợ và những niềm vui. Một người cha tốt sẽ luôn cố gắng hoàn thiện bản thân để trở thành tấm gương sáng cho con noi theo. Sự thành công trong tương lai của trẻ phần lớn đến từ việc giáo dục của người cha.

Vì vậy, nếu muốn giúp con thông minh vượt bậc, tương lai gặt hái nhiều thành công thì người cha cần tham gia tích cực vào việc giáo dục con, thay vì đổ hết trách nhiệm "xây tổ ấm" cho người mẹ. Theo đó, có những điều mà người cha cần chú ý như sau:

Nếu người cha không phát triển bản thân thì giáo dục cũng trở nên vô ích

Một câu chuyện nhỏ sau đây khiến chúng ta phải suy ngẫm nhiều điều. Có cậu bé nọ trông sáng sủa, thông minh nhưng có khá nhiều tật xấu. Một trong những tật xấu của cậu là thường cắt ngang lời giáo viên. Chính vì vấn đề này, giáo viên đã mời phụ huynh của cậu đến trao đổi.

Khi thầy đang chia sẻ thói xấu của cậu bé thì cha cậu lập tức ngắt ngang: "Con trai tôi cắt ngang lời vào giờ học môn gì, bị giáo viên nào phản ánh?". Hay khi giáo viên phàn nàn cậu bé viết chữ xấu và ẩu, chưa tiến bộ thì người cha liền chống chế: "Tôi đã đăng ký cho con đi học thêm lớp luyện thư pháp. Chắc chắn trong thời gian tới, con sẽ tiến bộ".

Nếu bố không làm được điều này thì giáo dục cách mấy con cái cũng chẳng khá lên được! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Như vậy có thể thấy, tất cả các vấn đề của trẻ đều được tìm thấy qua cách hành xử của người cha. Nhà tâm lý học Bai Yanyi (Trung Quốc) từng chỉ ra rằng, vai trò của người cha có tác động quan trọng đối với đứa trẻ trong việc hình thành nhân cách, thói quen, tình cảm, tác phong,...

Nếu một người cha thường xuyên lỡ hẹn, đến trễ giờ thì đừng mong con mình có tính kỷ luật. Nếu cha không có tầm nhìn rộng lớn cũng đừng bắt trẻ phải thông minh, giỏi giang hơn người khác. Trước khi bắt ép con trở thành phiên bản hoàn hảo, người cha cần không ngừng phát triển bản thân từng ngày.

Cách giáo dục tốt nhất là trở thành tấm gương sáng cho con

Nhà giáo dục Suhomlinski (Ukraina) từng nói: "Mỗi người cha đều là một thiên sứ. Mà thiên sứ thì phải không ngừng học hỏi và sửa đổi bản thân về tính cách, tư tưởng, quan điểm. Và điều quan trọng nhất là người cha cần trở thành tấm gương để con noi theo".

Dưới đây là một số điều cha cần chú ý sửa đổi để giúp trẻ phát triển theo hướng tích cực:

1. Kiềm chế tính nóng để hình thành tính cách tốt cho con

Hiệp hội nghiên cứu của Đại học Cambridge (Vương Quốc Anh) đã tiến hành một thí nghiệm về mối quan hệ di truyền tính cách và kết quả cho thấy: "Trí thông minh của trẻ được thừa hưởng từ mẹ nhiều hơn. Trong khi tính cách của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng từ người cha".

Một người cha có tính cách nhẹ nhàng, điềm đạm sẽ giáo dục nên đứa trẻ lạc quan, tự tin. Tâm trạng luôn ôn hòa của cha giúp con cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Một người cha có thể kiểm soát được sự nóng nảy của mình mới dạy được con cách quản lý cảm xúc.

2. Duy trì lối sống kỷ luật

Một người cha nọ thường dậy lúc 4h30 sáng rồi đọc sách, viết luận. Ông đã duy trì thói quen đó trong 36 năm. Khi con gái ông hỏi về lý do dậy sớm, ông trả lời như sau: "Hãy làm những việc quan trọng nhất trước để ngày đó diễn ra dễ dàng".

Nếu bố không làm được điều này thì giáo dục cách mấy con cái cũng chẳng khá lên được! - Ảnh 2.

Người cha có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời mỗi đứa trẻ.

Với cách dạy này, ngay ngày đầu tiên đi học, sau khi về nhà, con gái ông đã học được thói quen làm bài tập xong mới giải quyết việc khác. Ngoài ra, ông còn đặt nhiều quy tắc khác để hình thành cho con tính kỷ luật, sự tự giác. Nhờ ảnh hưởng bởi những thói quen tốt, con gái ông đã trúng tuyển 6 trường đại học danh tiếng.

Từ câu chuyện trên, có lẽ mỗi ông bố đều có cho mình bài học sâu sắc về cách giúp trẻ hình thành tính kỷ luật. Nếu con bạn lười biếng cũng chẳng sao. Đừng phàn nàn, đừng quát mắng, bạn có thể im lặng và nghiêm túc thực hiện mọi quy định đã đặt ra trước đó. Trẻ nhìn vào và tự thấy xấu hổ với bản thân, từ đó trẻ sẽ thay đổi.

3. Giúp không khí gia đình trở nên hòa thuận

Một ông bố từng hỏi vị giáo sư nổi tiếng như sau: "Thưa giáo sư, hãy cho tôi biết làm thế nào để con trai tôi có thể trúng tuyển Đại học Harvard?". Vị giáo sư ôn tồn trả lời: "Từ giờ trở đi, anh hãy thường xuyên về nhà đúng giờ và thể hiện tình yêu thương với vợ mình". Tâm trạng người vợ ổn định thì không khí gia đình sẽ hạnh phúc, ấm êm. Như vậy, đương nhiên con cái được sống trong một môi trường tốt.

Sau khi tan làm, thay vì người cha mải mê chơi điện thoại di động thì nên phụ giúp vợ việc nhà, trò chuyện cùng vợ để thấu hiểu nhau hơn. Như vậy, gánh nặng trên vai người vợ sẽ giảm xuống, không còn áp lực.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm