Bất động sản

Nam giáo viên về hưu với 6 cuốn sổ hồng cùng bí quyết: Cứ có tiền thừa đổ vào đất, nói không với tiêu sản như mua xe ô tô

So với những giáo viên về hưu cùng thời, ông M. (Bắc Ninh) giờ đã có thể an nhàn với khoản lương hưu đều đặn và nguồn tiền thu được từ cho thuê từ căn nhà trống. Ông cũng an tâm với 6 cuốn sổ đỏ cất két. Hiện tại, ông đang sống trong biệt thự nhà vườn rộng 180m2, ước tính tài sản khoảng 8 tỷ đồng. 5 cuốn sổ đỏ còn lại với giá trị trung bình 4 tỷ đồng.

Ông M. tự nhận mình không phải là người đầu tư đất. Có chăng, ông chỉ là người gặp may mắn vì bỏ tiền vào đất sớm từ khi người ta chưa mặn mà đầu tư đất.

"Ngày xưa đất ở quê cho còn không ai lấy. Họ bán rẻ như cho. Chứ thời nay mà lương giáo viên như tôi, khoảng 7 triệu đồng thì chắc làm cả đời chẳng có thể mua được đất vì giá quá cao, toàn tiền tỷ", ông M. nói.

Ông M. kể, mảnh đất đầu tiên mà vợ chồng ông có được do bố mẹ mua cho khi kết hôn. Căn nhà mái ngói thời đó còn "oách nhất làng". Nhưng khi ấy, ông đã nghĩ: "Nếu cứ quanh quẩn với đất quê, chưa đến 8 giờ tối, gà đã lên chuồng, đường vào thôn xóm vẫn rải đá, quay ra quay vào là mấy bác hàng xóm ngồi buôn chuyện thì khó đổi đời lên được".

Đến cuối năm 1999, ông M. quyết định dồn ít vàng tích luỹ, vay thêm người thân, chuyển sang mua lô đất rộng, trên trục đường tỉnh lộ.

"Họ hàng hồi đó bảo tôi đang ở nhà đẹp, gần bố mẹ, được ông bà giúp đỡ thì không thích. Bỗng nhiên, đòi lên ở nơi chả người thân, người quen, vợ chồng lụi hụi chăm con cho vất vả. Tuy nhiên, tôi quyết là làm", ông M. kể.

Chuyển đến chỗ nhà mới, ông M. và vợ tất bật ngoài đi dạy còn làm nhiều nghề khác để kiếm tiền. "Đến 2 năm sau, chúng tôi mới trả được hết nợ tiền mảnh đất mới. Cuộc sống khi đó vẫn còn khó khăn nhưng hai vợ chồng chăm chỉ đi dạy thêm, hầu hết tất cả buổi cuối tuần và tối".

Những lần mua đất của ông M. đều rất tình cờ và hữu duyên. "Tôi nhớ năm 2002, lúc đến nhà bạn ngày Tết. Bạn tôi kể có ông xóm đang rao bán vội miếng đất vì cần tiền gấp để trả nợ, xong bảo tôi mua hộ. Nghĩ bùi bùi, thế nào, tôi cũng sang hỏi thăm mảnh đất đó. Rồi về bảo vợ dồn vàng và đi vay mượn thêm tiền để mua. 4 năm sau, lô đất tăng giá gấp 5 lần. Vợ chồng tôi lại bán đi và mua thêm lô khác.

Nam giáo viên về hưu với 6 cuốn sổ hồng cùng bí quyết: Cứ có tiền thừa đổ vào đất, nói không với tiêu sản như mua xe ô tô - Ảnh 1.

Ông M. lựa chọn xuống tiền vào đất thổ cư, có sổ đỏ rõ ràng. (Ảnh minh hoạ)

Có lần, đi dạy về, thấy người ta treo biển bán nhà, đất. Tôi nghĩ thế nào vào hỏi thăm. Thấy họ bán rẻ, tôi lại về bảo vợ dồn tiền mua. Những lô đất này tôi đều mua rẻ, sau lại bán đúng thời điểm, giá tăng tới 6, 8 lần", ông M. nói.

Một số lô đất khác mà ông mua dọc trên trục đường tỉnh lộ, hoặc đất sát các khu vực trung tâm hành chính xã đều tăng giá gấp 5, 10 lần. Cá biệt, có lô đất ông mua giá 200 triệu đồng, hiện tại đã là 4 tỷ đồng. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, giá đất Bắc Ninh tăng bằng lần, những lô đất mà ông M. sở hữu cũng tăng nhanh chóng.

"Thú thật là thời gian đầu, vợ chồng tôi quan điểm, có tiền thừa cứ để vào đất. Nhưng hai vợ chồng cũng chẳng có nhiều tiền thừa. Chỉ là cứ mỗi lần gom ít tiền, hai vợ chồng mua vàng để dành. Đến khi gặp lô đất nào ưng, chúng tôi đều phải vay mượn thêm cho đủ tiền để mua. Sau đó, hai vợ chồng lấy đó là động lực, phấn đấu chăm chỉ làm để trả nợ. Dần dần, kinh tế gia đình khấm khá. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là không mua xe máy xịn, không mua ô tô. Có tiền thì mua vàng và đợi đủ lượng vàng thì mua đất. Các vật dụng gia đình tôi chỉ mua hàng bình dân, không tiêu sản.

Thời gian vừa qua, giá đất Bắc Ninh tăng vù vù. Mấy lô đất tôi mua bất ngờ giờ lại có tổng giá trị lớn. Dự án về, kéo theo công nhân. Có căn nhà tôi để cho công nhân thuê, kiếm thêm thu nhập mỗi tháng. Còn lại tôi bán bớt, giữ lại vài mảnh đất mà mình thích", ông M. nói.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Bi kịch của thủ khoa đại học 12 năm đi nhặt rác kiếm sống: Khi trường đời không giống trường học, nhà vô địch "biến mình" thành kẻ vô gia cư, bị xã hội bỏ quên

Muốn có được thành công chúng ta phải đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn rằng hiện nay, mức sống vật chất ngày càng tăng cao nhưng chỉ số hạnh phúc vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tụt lùi. Chỉ vì một lựa chọn sai lầm hay không thể vượt qua mọi rào cản thôi, mọi thứ mà chúng ta có cũng có thể “một đi không trở lại”. Cũng giống như cuộc đời của Diêu Viễn – Học giả hàng đầu của Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc.