Tài chính

Đại sứ Ukraine: "Căng thẳng Nga - Ukraine sẽ đẩy giá lương thực ở châu Á tăng vọt"

2 quốc gia này chiếm hơn 1/4 thương mại lúa mì toàn cầu và khoảng 80% lượng hàng hoá là dầu hướng dương. Cuộc mâu thuẫn này đang có khả năng làm gián đoạn nguồn cung cấp cho các nhà nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, ở thời điểm lạm phát lương thực vốn đã ở mức cao.

Bà Zelenko cho hay: "Những tác động của vấn đề này vốn hiện hữu ở châu Âu sẽ lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ukraine được coi là một trong những nhà xuất khẩu lớn đối với các loại thực phẩm thiết yếu trên thế giới, cũng như châu Á. Đương nhiên, giá dầu và khí đốt cũng tăng lên, điều này cũng ảnh hưởng đến châu Á."

Hoạt động vận chuyển hàng hoá cho đến nay đã chững lại. Nga và Ukraine cũng chiếm 1/5 lượng xuất khẩu ngô và lúa mạch của thế giới. Sự gián đoạn đối với loại hàng hoá này đang đe doạ đẩy giá lương thực toàn cầu lên cao hơn nữa khi giá đã ở mức cao trong nhất trong 1 thập kỷ."

Bà Zelenko cho biết những thiệt hại trong chiến dịch quân sự có thể khiến Ukraine không thể xuất khẩu thực phẩm, nếu các cánh đồng bị phá huỷ và hư hại thì chắc chắn hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra.

Đại sứ Ukraine: Căng thẳng Nga - Ukraine sẽ đẩy giá lương thực ở châu Á tăng vọt  - Ảnh 1.

Nga và Ukraine chiếm 1/4 hoạt động thương mại ngũ cốc trên toàn cầu.

Theo Cơ quan Thống kê Ukraine, quốc gia này coi Trung Quốc và Ấn Độ là 2 đối tác thương mại lớn, với kim ngạch xuất khẩu sang các nước này đạt 1,71 tỷ SSD vào năm 2020. Ấn Độ đã lên tiếng về việc cả 2 nước nên kiềm chế những động thái quá căng thẳng và quay trở lại đàm phán. Các quan chức chính phủ hàng đầu của Trung Quốc hiện đã ban hành quy định nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hoá do lo ngại về những gián đoạn tiếp theo từ căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

Ngược lại, Nhật Bản và Singapore đã công bố các biện pháp trừng phạt với Nga, bao gồm cả với lĩnh vực ngân hàng và xuất khẩu. Vì là một quốc gia phụ thuộc vào thương mại, Singapore sẽ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi chi phí lương thực tăng cao.

Trong khi đó, giá hàng hoá đã tăng ở mức cao nhất kể từ năm 2009. 2 quốc gia này là nguồn cung cấp năng lượng, cây trồng và kim loại quan trọng - những loại hàng hoá vốn đã khan hiếm khi các nền kinh tế lớn hồi phục sau đại dịch.

Chỉ số Bloomberg Commodity Spot - theo dõi 23 hợp đồng tương lai các loại hàng hoá, đã tăng 4,1%. Chỉ số này đã tăng hơn gấp đôi so với mức thấp nhất trong 4 năm vào tháng 3/2020. Việc phương Tây áp các lệnh trừng phạt với Nga đang khiến các giao dịch thương mại với nước này bị đình trệ. Nga là nhà cung cấp dầu thô, khí đốt tự nhiên, ngũ cốc, phân bón và kim loại chính cho cả thế giới. 

Giá dầu tiếp tục tăng không ngừng nghỉ lên trên mức 110 USD/thùng trước thềm cuộc họp của OPEC+, do mức độ nghiêm trọng của tình trạng gián đoạn nguồn cung của Nga có dấu hiệu gia tăng.

Hợp đồng tương lai dầu ở London và New York đều tăng vượt trần trong phiên ngày 2/3, dầu WTI chạm mức cao nhất kể từ năm 2013. Thị trường hiện đang ở trạng thái "bù hoãn bán" (backwardation - xảy ra khi giá giao ngay của một tài sản cơ sở cao hơn giá đang được giao dịch tại thị trường tương lai). Điều này cho thấy mức độ khan hiếm hàng hoá cực kỳ căng thẳng, trong khi giá cũng tăng cao do các giao dịch quyền chọn tăng đột biến làm biến động giá càng mạnh.

Tham khảo Bloomberg


Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Bi kịch của thủ khoa đại học 12 năm đi nhặt rác kiếm sống: Khi trường đời không giống trường học, nhà vô địch "biến mình" thành kẻ vô gia cư, bị xã hội bỏ quên

Muốn có được thành công chúng ta phải đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn rằng hiện nay, mức sống vật chất ngày càng tăng cao nhưng chỉ số hạnh phúc vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tụt lùi. Chỉ vì một lựa chọn sai lầm hay không thể vượt qua mọi rào cản thôi, mọi thứ mà chúng ta có cũng có thể “một đi không trở lại”. Cũng giống như cuộc đời của Diêu Viễn – Học giả hàng đầu của Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc.

12 sai lầm nghiêm trọng trong thiết kế nhà bếp mà gần như ai cũng mắc phải

Nhà bếp là không gian ấm cúng nhất trong mỗi gia đình, chính vì thế, việc lưu tâm chăm sóc và trang trí cho thuận mắt là điều bạn cần ưu tiên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn vấp phải những sai lầm không đáng có trong việc trang trí mà không biết là những mẹo vặt dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết hết.

Nhờ một ứng dụng, nhà đầu tư F0 đã thoát cú sập hầm "bốc hơi" nửa tài khoản chứng khoán

"App CafeF bắn tin thông báo đến màn hình chờ điện thoại vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất Thủ Thiêm vào tối muộn, trong khi giới tài chính còn đồn đoán phân tích rằng đây là fakenews thì tôi đã tin đây là sự thật vì CafeF một khi đưa tin là rất chuẩn xác, có xác nhận từ chính tập đoàn này".