Khoa học

Nam Cực mất lượng băng gần bằng diện tích Argentina: Báo động hiểm họa hàng triệu năm có một

Diện tích băng ở Nam Cực đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy vào thời điểm này trong năm.

Cứ đến cuối tháng 2 hàng năm, băng biển ở Nam Cực thu hẹp đến mức thấp nhất do lục địa này đang ở trong mùa hè và chúng sẽ hình thành trở lại khi mùa đông đến. Nhưng năm nay một điều khác biệt đã xảy ra.

Băng Nam Cực tan chảy mức kỷ lục

Băng biển Nam Cực đã không trở lại gần mức dự kiến. Trên thực tế, nó đang ở mức thấp nhất vào thời điểm này trong năm kể từ khi các dữ liệu được ghi nhận cách đây 45 năm. 

Vào cuối tháng 2 năm nay, băng biển ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,79 triệu km2, vượt mức thấp kỷ lục đã được thiết lập vào năm 2022 là 136.000 km2.

Đến giữa tháng 7, băng Nam Cực thấp hơn 2,6 triệu km2 vuông so với mức trung bình của giai đoạn 1981 đến 2010. Đó là một khu vực rộng gần bằng Argentina.

Hiện tượng này được một số nhà khoa học mô tả là ngoại lệ - một điều rất hiếm - có khả năng hàng triệu năm mới xảy ra một lần.

Nam Cực vốn là một lục địa xa xôi, phức tạp. Không giống như Bắc Cực, nơi băng biển luôn có quỹ đạo đi xuống khi khủng hoảng khí hậu gia tăng, băng biển ở Nam Cực đã dao động từ mức cao kỷ lục xuống mức thấp kỷ lục trong vài thập kỷ qua.

Nam Cực mất lượng băng gần bằng diện tích Argentina: Báo động hiểm họa hàng triệu năm có một - Ảnh 1.

Băng biển Nam cực tan ở mức kỷ lục. Ảnh: CNN

Kể từ năm 2016, các nhà khoa học đã bắt đầu quan sát thấy xu hướng giảm mạnh. Nhiều nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân chính khiến băng biến mất.

Ted Scambos, một nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Colorado Boulder (Mỹ) cho biết: "Hệ thống băng ở Nam Cực luôn rất thay đổi. Tuy nhiên, mức độ thay đổi hiện tại này cực kỳ nghiêm trọng đến mức một số thứ đã thay đổi triệt để trong hai năm qua...".

Ông cũng nói thêm, nhiệt độ nước biển ấm hơn ở phía bắc ranh giới Nam Đại dương so với các đại dương trên thế giới có thể là nguyên nhân khiến băng tan.

Hiện tượng chưa từng xảy ra trong mùa đông năm nay có thể cho thấy một sự thay đổi lâu dài đối với lục địa bị cô lập này. 

Ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn cầu

Băng biển luôn đóng một vai trò quan trọng đối với khí hậu trái đất. Mặc dù nó không ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước biển dâng nhưng nó có tác động gián tiếp. 

Băng tan cũng có thể có tác động đáng kể đến động vật hoang dã, bao gồm các loài nhuyễn thể, là thức ăn của nhiều loài cá voi trong khu vực, cũng như chim cánh cụt và hải cẩu, những loài phụ thuộc vào băng biển để kiếm thức ăn và nghỉ ngơi.

Nói rộng hơn, băng biển ở Nam Cực góp phần điều chỉnh nhiệt độ của hành tinh nên băng tan có thể gây ra các tác động theo tầng vượt ra ngoài lục địa.

Nhiều nơi ở Nam Cực đã chứng kiến những thay đổi đáng báo động trong một thời gian dài. Bán đảo Nam Cực, một dãy núi băng giá nhọn nhô ra khỏi phía tây là một trong những nơi nóng lên nhanh nhất ở Nam bán cầu.

Năm ngoái, các nhà khoa học cho biết sông băng Thwaites rộng lớn ở Tây Nam Cực - còn được gọi là "Sông băng Ngày tận thế" - đang rơi vào tình trạng nguy hiểm khi hành tinh này nóng lên.

Ước tính mực nước biển toàn cầu có thể tăng khoảng 3m nếu Thwaites sụp đổ hoàn toàn, tàn phá các cộng đồng ven biển trên khắp thế giới.

Scambos cho rằng, dấu hiệu băng biển Nam Cực thấp kỷ lục trong mùa đông năm nay là một tín hiệu rất đáng báo động.

Ông nói: "Năm 2016, băng biển Nam Cực lần đầu tiên giảm mạnh. Kể từ năm 2016, nó vẫn ở mức thấp và bây giờ kỷ lục đã bị phá vỡ...".

Các tin khác

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

KTS Đoàn Hữu Kiên: Kiến trúc sẽ trở nên hời hợt nếu kiến trúc sư chỉ quan tâm tới việc giải quyết những nhu cầu tức thời

"Khi mới bắt đầu bước vào nghề, tôi thường phải tìm chỗ đứng của mình giữa hai giải pháp cực đoan: hoặc trở thành một nghệ thuật gia chỉ tập trung vào sự sáng tạo của chính mình, hoặc đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng và người dùng. Nhưng sau nhiều năm làm nghề, quan điểm của tôi đã thay đổi." - KTS. Đoàn Kiên chia sẻ.