Tài chính

Một loạt ngân hàng được tăng vốn điều lệ

Cụ thể, ngày 8/8/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản trả lời về việc HDBank chấp thuận tăng vốn điều lệ năm 2022. Theo đó, Thống đốc NHNN đã chấp thuận tăng việc vốn điều lệ của ngân hàng HDBank thêm tối đa 5.030 tỷ đồng, nâng số vốn điều lệ của ngân hàng lên 25.503 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế theo phương an tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ thông qua.

Một loạt ngân hàng được tăng vốn điều lệ - Ảnh 1.

HDBank vừa được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ, theo đó vốn điều lệ sẽ nâng lên đạt 25.303 tỷ đồng. Ảnh: HDB

Như vậy, HDBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5.030 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 503 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 25% tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 25 cổ phiếu phát hành thêm, dự kiến hoàn thành trong quý III/2022. Khi hoàn tất phương án phát hành, vốn điều lệ HDBank sẽ tăng từ 20.273 tỷ đồng lên 25.303 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được dành khoảng 3.000 tỷ để bổ sung nguồn vốn cho vay trung dài hạn, phần còn lại sẽ bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động khác.

ĐHĐCĐ HDBank 2022 cũng thông qua phương án phát hành 20 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP). Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng ba năm kể từ ngày phát hành.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ 2022, đã thông qua phương án phát hành 40 triệu cổ phiếu ESOP, tuy nhiên trong năm 2021, ngân hàng mới chỉ hoàn tất phát hành 20 triệu cổ phiếu theo chương trình này.

Việc triển khai tăng vốn của HDBank được chấp thuận, cũng được yêu cầu tuân thủ quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của các cổ đông, cổ đông và người có liên quan của cổ đông theo Luật.

Trước đó, ngày 3/8, NHNN cũng chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (NAB).

Cụ thể, NHNN chấp thuận việc NAB tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.900 tỷ đồng, trong đó: Tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.229,9 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, tăng vốn điều lệ tối đa thêm 670 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ NAB thông qua.

Văn bản của NHNN nêu rõ, NAB thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; bao gồm việc tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó theo quy định của Luật các TCTD năm 2010 (đã sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn của NHNN sau khi tăng vốn. NAB chỉ được thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định tại văn bản này khi tuân thủ quy định của pháp luật.

Cùng ngày, tại văn bản số 5360/NHNN-TTGSNH, NHNN đã chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (Kienlongbank).

Theo đó, Kienlongbank tăng vốn điều lệ tối đa thêm 578,3 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán sau khi trích lập các quỹ theo quy định pháp luật tại phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ Kienlongbank thông qua. Kienlongbank cũng được NHNN yêu cầu thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, HDBank, Nam Á Bank và KienlongBank đã nối dài danh sách các NHTM được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ đầu năm đến nay, gồm có: SeABank, OCB, ACB, Techcombank…

Một loạt ngân hàng được tăng vốn điều lệ - Ảnh 2.

Trong đó, SeABank với quyết định được chấp thuận trong tháng 7, sẽ phát hành 211.400.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109.700.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, qua đó đưa vốn điều lệ gần 19.809 tỷ đồng;

Ngân hàng Techcombank mới đây đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 63,2 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu ESOP.

ACB trong tháng 5 cũng được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.754 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Tương tự, BVB (Bản Việt) cũng được NHNN BVB tăng vốn điều lệ tăng thêm tối đa 1.618 tỷ đồng dưới hình thức phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cho cổ đông hiện hữu và phát hành ESOP.

Còn OCB thì được tăng vốn điều lệ tối đa thêm 58,.8 tỷ đồng, trong đó: tăng vốn điều lệ thêm tối đa 50 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu ESOP và thêm tối đa 8,8 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài (Ngân hàng Aozora) theo Phương án tăng vốn điều lệ.

Ghi nhận từ kế hoạch được cổ đông của các nhà băng thông qua tại mùa ĐHĐCĐ 2022, danh sách các ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ lên tới con số 20. Trong đó, theo kế hoạch dự kiến nếu được thực thi hoàn tất, VPBank sẽ là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về quy mô vốn điều lệ lên tới 79.334 tỷ đồng. Danh sách dự kiến còn có Vietcombank, VietinBank, MBBank, SHB, TPBank, VIB, MSB, BacA Bank, Viet Nam Thương Tín và An Bình Bank...

Danh sách này chưa bao gồm kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng mà đang được NHNN lên phương án thuộc nhóm Big 4 theo kế hoạch giai đoạn 2021-2023, hay các ngân hàng thuộc nhóm 0 đồng đã được NHNN đề ra mục tiêu tái cơ cấu hoàn tất thông qua chuyển giao bắt buộc. Hiện đã có 2 ngân hàng là Ocean Bank và CB Bank tìm được “bến đỗ”, thực thi chuyển giao bắt buộc theo phương án không hợp nhất báo cáo tài chính. Theo đó, có khả năng các ngân hàng này cũng đã phải xây dựng và sớm có kế hoạch triển khai phương án tăng vốn điều lệ để tăng năng lực cạnh tranh với sự hậu thuẫn của ngân hàng “mẹ”. Do còn ngân hàng 0 đồng và ngân hàng ở diện kiểm soát bắt buộc khác nên nhiều chuyên gia dự báo sớm hay muộn, cũng sẽ có những phương án kế tiếp đối với các tổ chức còn lại được đưa ra thị trường.

Việc các ngân hàng dồn dập tăng vốn điều lệ cũng được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra, đồng nghĩa với sẽ có mới hàng triệu cổ phiếu nhà băng sẽ đổ bộ vào thị trường chứng khoán. Điều này sẽ làm pha loãng thị giá cổ phiếu của các nhà băng, vốn đã có những phiên tăng điểm tích cực trong thời gian gần đây; song đây vẫn là thông tin tốt với các nhà đầu tư trong bối cảnh mà tăng trưởng cổ phiếu trên thị trường chưa được đánh giá là bền vững và nhà đầu tư vẫn được khuyến nghị “canh timing” - định thời gian mua bán chứng khoán một cách phù hợp.

Theo CTCK SSI, kế hoạch tăng vốn của một số ngân hàng được thực hiện thành công, là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng giá cổ phiếu. Đây cũng là một trong những điều kiện mà các ngân hàng đang nỗ lực chạy đua, đáp ứng để có cơ hội đảm bảo các tiêu chí chấm điểm cao theo thang bậc của NHNN, qua đó có thể được nới room tín dụng tốt hơn. Mới đây, CTCK VNDirect dự báo VPBank có thể được nới room tín dụng lên tới 23%, còn BVSC nhận định Vietcombank ở mức thấp hơn nhưng rất đáng được “ngước nhìn”, cũng có thể được nới room lên tới 19%, là những ví dụ.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Vịnh Đà Nẵng đã sẵn sàng đón sóng đầu tư

Vịnh Đà Nẵng đang được đánh thức tiềm năng phát triển nhờ các kế hoạch đầu tư hạ tầng bài bản, sẵn sàng trở thành khu vực thu hút du lịch và giới đầu tư với hàng loạt công trình bất động sản triệu đô.

Bất động sản Hà Nam “đón sóng” đầu tư

Hà Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI và phát triển công nghiệp. Đây là cơ hội và là thời điểm thuận lợi cho thị trường bất động sản nơi đây khởi sắc.

Du lịch phục hồi, bất động sản nghỉ dưỡng lấy lại vị thế

Ngành “công nghiệp không khói” phục hồi nhanh chóng, tiếp đà cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trở lại “đường đua”. Đặc biệt, khách hàng và nhà đầu tư đều đặt nhiều kỳ vọng vào mô hình bất động sản nằm trong hệ sinh thái du lịch – nghỉ dưỡng quy mô lớn.

Đây là câu nói diva Mỹ Linh sợ nhất khi dạy con

Cả ba người con của diva Mỹ Linh đều đã trưởng thành và ít nhiều gặt hái được thành công nhất định. Nhưng nữ ca sĩ từng chia sẻ: Tôi sợ nhất câu nói “Con là niềm tự hào của gia đình”...