Chứng khoán

Một cổ phiếu "họ" Viettel âm thầm vượt đỉnh lịch sử, bứt phá gần 50% chỉ sau vài phiên giao dịch

Trong khi nhiều nhóm cổ phiếu "nổi sóng" khi đồng loạt tăng trần nhiều phiên liên tiếp, nhóm cổ phiếu "họ" Viettel lại âm thầm hút tiền mạnh mẽ, nhiều mã lập đỉnh lịch sử.

So với những cổ phiếu "họ" Viettel giao dịch trên sàn như Viettel Post (VTP), Viettel Global (VGI), Viettel Construction (CTR) thì mã VTK của Công ty Cổ phần Tư Vấn Thiết kế Viettel dường như kém thu hút hơn bởi quy mô còn khá khiêm tốn cũng như thanh khoản có phần "èo uột".

Tuy nhiên, trong những phiên gần đây VTK bất ngờ trở thành điểm sáng với màn bứt phá ngoạn mục. Cụ thể, kết thúc phiên 21/3, VTK đã leo lên mức 42.000 đồng/cp, tương đương mức tăng gần 46% chỉ trong 8 phiên giao dịch và là cái tên tăng mạnh nhất nhóm Viettel tính đến thời điểm hiện tại. Như vậy, cổ phiếu VTK đã chính thức lập đỉnh mới, bỏ xa mức đỉnh cũ 30.800 đồng/cp thiết lập hồi tháng 8 năm ngoái. 

Một cổ phiếu họ Viettel âm thầm vượt đỉnh lịch sử, bứt phá gần 50% chỉ sau vài phiên giao dịch - Ảnh 1.

Cổ phiếu VTK đang có chuỗi tăng khá ấn tượng trong thời gian gần đây

Tuy thanh khoản của cổ phiếu này không cao, chỉ có khoảng 50.000 cổ phiếu khớp lệnh trong phiên 21/3. Song đã tăng mạnh so với mức thanh khoản èo uột từ vài trăm đến vài nghìn đơn vị khớp lệnh trước đó.

CTCP Tư vấn Thiết kế Viettel tiền thân là Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế được Bộ Tư lệnh Binh Chùng Thông tin thành lập vào năm 1995. Đến năm 2010, doanh nghiệp chính thức đi vào họat động dưới hình thức CTCP.

Hiện vốn điều lệ VTK đạt gần 48 tỷ đồng, trong đó 

Về cơ cấu cổ đông, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đang là công ty mẹ khi nắm giữ hơn 2,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 65,84% vốn doanh nghiệp. Số cổ phần còn lại thuộc về các cổ đông cá nhân khác.

Mặc dù là đơn vị có quy mô doanh thu nhỏ trong hệ sinh thái Viettel, song VTK lại tận dụng được lợi thế từ công ty mẹ về hệ thống mạng lưới, khách hàng lớn, tiềm lực tài chính cũng như nhân sự và hệ thống công nghệ thông tin. Nhờ đó, ở mảng hoạt động kinh doanh chính là thiết kế về trạm BTS và hệ thống cột anten, thiết kế hệ thống truyền dẫn, VTK giữ vị thế nhờ đảm nhiệm thiết kế trên 80% công trình hạ tầng viễn thông của Viettel.

Trước dấu hiệu bão hòa của thị trường viễn thông trong nước, Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Viettel đã chuyển dịch, mở rộng hoạt động sang lĩnh vực thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp; triển khai giám sát và cung cấp giải pháp lĩnh vực ICT.

Mặc dù có nhiều lợi thế, song kết quả kinh doanh của VTK lại không thực sự ấn tượng để trợ giá cho đà tăng của cổ phiếu. Những năm gần đây, lợi nhuận công ty thường xoay quanh ngưỡng 16 - 17 tỷ đồng/năm. 

Báo cáo kiểm toán năm 2021 cho biết lợi nhuận ròng VTK đạt 17 tỷ đồng, giảm khoảng 200 triệu đồng so với năm trước.

Theo công bố, VTK định hướng đến năm 2025 tiếp tục là Công ty tư vấn thiết kế hạ tầng viễn thông số 1 tại Việt Nam, đáp ứng toàn bộ nhu cầu về tư vấn, thiết kế và kiểm định chất lượng hạ tầng viễn thông của Tập đoàn Viettel. 

Đến năm 2025, VTK dự kiến doanh thu sẽ đạt 200-350 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 30-40 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 10 -15%/năm. Tỷ lệ chia cổ tức ổn định 10-20%/năm giai đoạn 2020 - 2025.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Ngành sữa còn nhiều thách thức, Vinamilk thận trọng với mục tiêu tăng trưởng

Mục tiêu 5 năm (2022-2026) trong Báo cáo thường niên mới được Vinamilk công bố được đánh giá là “thận trọng” nhưng khá khả quan trước các diễn biến khó lường hiện nay. Yếu tố tạo bất ngờ và động lực tăng trưởng có thể đến từ các dự án mới như bò thịt, liên doanh hay các trang trại, nhà máy đang xây dựng mới trong những năm tới

Giá nguyên liệu tăng, triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp sữa 2022 kém khả quan

Vinamilk, Sữa Quốc Tế, Đường Quảng Ngãi đặt mục tiêu doanh thu 2022 tăng nhưng lợi nhuận giảm. Thu nhập giảm sau 2 năm đại dịch cùng lạm phát khiến người dân thắt chặt chi tiêu và có xu hướng lựa chọn sản phẩm kỹ hơn. Giá bột sữa, thức ăn chăn nuôi và giá dầu tiếp tục gia tăng và sẽ chưa điều chỉnh sớm trong nửa đầu 2022.

Nhà ở xã hội: Người lao động khó tiếp cận

Mặc dù đã có hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội (NƠXH) ra đời và Bình Dương đang tiếp tục triển khai nhiều dự án nhưng người lao động thuộc diện thu nhập thấp lại khó tiếp cận.

Doanh nghiệp Việt Nam đang quay về thị trường EU sau thập kỷ "rời bỏ": Giá trị xuất cá tra 2 tháng đầu năm tăng mạnh nhất với hơn 40%, đạt 20 triệu USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đến nửa đầu tháng 2, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 20,2 triệu USD - tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất thời gian gần đây. Trong đó, Hà Lan, Bỉ, Đức và Tây Ban Nha là 4 thị trường xuất khẩu cá tra đơn lẻ lớn nhất trong khối của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Rủi ro đang tăng cao, nhà đầu tư nên thận trọng với nhóm cổ phiếu dầu khí

"Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro giảm giá đối với các cổ phiếu này đang dần tăng lên, đặc biệt là trong thị trường năng lượng khó đoán định hiện nay. Bởi bất kỳ biến động tiêu cực nào của giá dầu cũng có thể làm tổn hại tâm lý thị trường đối với nhóm cổ phiếu Dầu khí", VNDirect đưa ra nhận .