Phong cách sống

Mỗi du khách đến Huế chi tiêu khoảng 2,1 triệu đồng

Ngày 15/7, tại Kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VIII nhiệm kỳ 2021-2026, phiên chất vấn và trả lời chất vấn các đại biểu đã quan tâm đến nhiều vấn đề, trong đó có các giải pháp để phát triển du lịch địa phương.

Mỗi du khách đến Huế chi tiêu khoảng 2,1 triệu đồng - Ảnh 1.

Quang cảnh tại kỳ họp.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có chiều hướng tăng trở lại, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao và còn một số hạn chế bất cập. Đại biểu Võ Văn Vui, Bí thư Huyện ủy Phong Điền chất vấn về giải pháp đẩy mạnh phát triển lĩnh vực dịch vụ du lịch thời gian tới.

Du lịch phục hồi tích cực

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế thông tin, trong 6 tháng đầu năm, du lịch, dịch vụ tỉnh có nhiều khởi sắc và phục hồi tích cực. Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt trên 820.000 lượt, tăng 44%; doanh thu du lịch đạt trên 1.720 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ.

Tuy vậy, vẫn chưa thu hút được nhiều lượng khách quốc tế. Hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ mua sắm phát triển còn chậm, hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiếp cận các điểm đến của du khách. Việc duy trì đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường tại điểm đến còn một số bất cập.

Mỗi du khách đến Huế chi tiêu khoảng 2,1 triệu đồng - Ảnh 2.

Du khách đến tham quan Thừa Thiên Huế đầu năm 2022.

Để tiếp tục từng bước phục hồi và phát triển lĩnh vực du lịch trong thời gian tới, lãnh đạo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho hay, tỉnh sẽ triển khai các nhóm giải pháp như: Tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương về phát triển du lịch thông qua các cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch cụ thể; Tập trung chuyển đổi số trong ngành du lịch, ưu tiên phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh; Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch; Xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng; Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch, dịch vụ; hoàn thiện môi trường du lịch và liên kết, hợp tác phát triển du lịch; Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp để mở rộng thị trường. Đặc biệt, tiếp tục quan tâm, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Nhiều đề xuất để phát triển du lịch

Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cũng chia sẻ thêm, có nhiều đại biểu băn khoăn khi so sánh, đối chiếu lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong 6 tháng đầu năm so với một số tỉnh khác ở miền Trung vẫn chưa cao, chưa tương xứng với một địa phương là thị trường trọng điểm du lịch.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, hiện nay việc tính lượng khách du lịch đến các địa phương theo một công thức của Tổng cục Du lịch, đang tạm tính là lượng khách lưu trú qua đêm và lượng khách đến tham quan hàng ngày. Hiện sở đang theo đúng công thức, cách tính này. Lượng khai báo lưu trú được cập nhật thường xuyên trên hệ thống khai báo lưu trú mà tỉnh đang thử nghiệm, kết hợp với các địa phương để lấy số liệu đối chiếu.

Mỗi du khách đến Huế chi tiêu khoảng 2,1 triệu đồng - Ảnh 3.

Trong 6 tháng đầu năm, du lịch, dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều khởi sắc và phục hồi tích cực.

"So với các tỉnh thành khác, tuy lượng khách của Thừa Thiên Huế không cao bằng, nhưng doanh thu từ du lịch nếu tính bình quân khá cao. Theo thống kê, doanh thu hiện nay hơn 1.720 tỷ đồng, khoảng 2,1 triệu đồng/khách khi đến Huế, cao hơn so với một số địa phương ở miền Trung", ông Phúc cho hay.

Liên quan đến lĩnh vực du lịch, các đại biểu cũng đề xuất một số vấn đề như: Cần dành quỹ đất để xây dựng các khách sạn, trung tâm hội nghị lớn để có thêm cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; Sở Du lịch quan tâm phối hợp với các huyện để đẩy mạnh kết nối tour tuyến, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Quan tâm các thiết chế để phát triển du lịch MICE, phục vụ các đoàn khách lớn, các đoàn khách cao cấp xứng tầm với tiềm năng;…

Nhắc đến vấn đề sản phẩm du lịch, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các đơn vị liên quan lưu ý cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động Ca Huế trên sông Hương để vừa đảm bảo chất lượng, bản sắc, vừa thu hút khách du lịch.

Ngoài ra cần quan tâm quy hoạch mạng lưới khách sạn; Tăng cường đào tạo nhân lực cho du lịch; Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá, số hóa trong ngành du lịch…/.

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Trại hè của tỉ phú

Làm nên thương hiệu lẫn mức độ bí mật của "trại hè tỉ phú" chính là những bữa ăn trưa đầy sức nặng, những cú bắt tay bạc tỉ