Kinh doanh

MobiFone - hành trình 32 năm từ nhà mạng tiên phong đến doanh nghiệp số dẫn đầu

Tóm tắt:
  • MobiFone được xem là biểu tượng tiên phong của công cuộc đổi mới tại Việt Nam từ khi ra đời năm 1993.
  • Công ty đã hiện đại hóa hạ tầng viễn thông và phát triển dịch vụ 5G, thúc đẩy kết nối số toàn diện.
  • MobiFone đầu tư hơn 100 sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số, phục vụ đa dạng lĩnh vực từ công nghiệp tới giáo dục.
  • Công ty hướng đến trở thành doanh nghiệp số hàng đầu, dự kiến doanh thu từ sản phẩm số sẽ chiếm 30% vào năm 2030.
  • MobiFone đang tập trung vào việc xây dựng hệ sinh thái số, tạo nền tảng vững chắc cho cuộc sống người dân và phát triển kinh tế.

Ra đời năm 1993, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa và chuyển mình mạnh mẽ, MobiFone xuất hiện như một trong những biểu tượng tiên phong của công cuộc đổi mới. Khi điện thoại di động còn là món đồ xa xỉ, MobiFone đã tiên phong mang dịch vụ viễn thông di động đến gần hơn với người dân, góp phần mở ra một kỷ nguyên mới trong cách người Việt kết nối và giao tiếp. Không chỉ góp phần hiện đại hóa hạ tầng viễn thông quốc gia, sự xuất hiện của MobiFone còn đánh dấu bước chuyển quan trọng trong việc đưa công nghệ đến với mọi nhà, mọi người.

Trải qua hơn ba thập kỷ hình thành và phát triển, MobiFone đã ghi dấu ấn đậm nét trong lòng mỗi khách hàng khi đóng vai trò là một trụ đỡ quan trọng của ngành viễn thông Việt Nam. Từ một nhà cung cấp dịch vụ liên lạc cơ bản, MobiFone đã không ngừng đổi mới để trở thành một doanh nghiệp công nghệ số, là hạt nhân quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

vnn_ảnh minh họa 1.png

Dẫn đầu trong phát triển hạ tầng số

MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G trên băng tần 3.800-3.900 MHz, đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu tối ưu, hỗ trợ các dịch vụ công nghệ cao, đặc biệt là những ứng dụng yêu cầu độ trễ thấp và kết nối ổn định. 

Giai đoạn đầu, MobiFone tập trung triển khai tại trung tâm các tỉnh, thành phố lớn, đồng thời đặt mục tiêu nhanh chóng mở rộng vùng phủ sóng 5G đến từng địa bàn xã trên toàn quốc. Đây là bước đi quan trọng góp phần hiện đại hóa hạ tầng viễn thông, thúc đẩy kết nối số toàn diện, đồng đều giữa các khu vực.

vnn_ảnh minh họa 2.png
Ảnh: MobiFone

Với định hướng trở thành doanh nghiệp số hàng đầu, MobiFone đã đầu tư nghiên cứu hơn 100 sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số, tập trung vào 8 lĩnh vực trọng điểm, bao gồm: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giáo dục, y tế, giao thông, du lịch thông minh và thành phố thông minh. 

Không chỉ phục vụ các doanh nghiệp, MobiFone còn cung cấp giải pháp số dành cho hộ kinh doanh cá thể, giúp tối ưu vận hành và nâng cao hiệu suất hoạt động trong nền kinh tế số. Các giải pháp này được tích hợp công nghệ AI, IoT, Cloud và Big Data trên nền tảng 5G, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa vận hành, nâng cao hiệu suất và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong từng lĩnh vực. 

Thực tế, nhiều giải pháp, dịch vụ trên nền tảng công nghệ 5G đã được triển khai thành công tại một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước. Tiêu biểu có thể kể đến giải pháp Camera AI phục vụ du lịch thông minh, giao thông thông minh, hay giải pháp mạng riêng 5G (5G Private Network) tại Công ty Cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai.

Những bước tiến này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, đưa các ứng dụng công nghệ vào đời sống, mà còn tạo nền tảng vững chắc để MobiFone phát huy tiềm lực, tiếp tục bứt phá trong kỷ nguyên số.

Vươn mình trong kỷ nguyên mới

Theo định hướng mới, MobiFone chủ động xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp, xác định rõ các mục tiêu chiến lược, tập trung vào việc phát huy thế mạnh sẵn có trong lĩnh vực viễn thông, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực công nghệ mới nhằm phục vụ thiết thực cho người dân và doanh nghiệp. 

MobiFone hướng đến tối ưu hóa nguồn lực, tái thiết theo hướng "tinh gọn - mạnh - hiện đại". Theo Kế hoạch năm 2025, MobiFone sẽ chuyển đổi, phát triển thành doanh nghiệp số, tạo lập các hệ sinh thái số và tạo ra nhiều nguồn doanh thu mới.

Dự kiến trong những giai đoạn tiếp theo, MobiFone sẽ tập trung vào việc phát triển, xây dựng và tối ưu hóa mạng lưới viễn thông theo hướng thông minh, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu. 

Với mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam, bên cạnh việc ra mắt 5G, MobiFone định hướng đẩy mạnh phát triển các giải pháp, dịch vụ mới về Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), tạo ra hệ sinh thái sản phẩm công nghệ phục vụ đa dạng các ngành nghề như giáo dục, y tế, nông nghiệp. Đây là bước đi quan trọng để hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2035, khi MobiFone phấn đấu trở thành tập đoàn công nghệ có hạ tầng số chủ lực, đóng vai trò trụ cột trong tiến trình xây dựng xã hội số Việt Nam.

Thời gian tới, MobiFone có nhiều cơ hội đưa các thành tựu công nghệ vào thực tiễn, đặc biệt trong các dịch vụ công trực tuyến và nền tảng số. Sở hữu thế mạnh về hạ tầng viễn thông sẵn có, MobiFone sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ sinh thái số an toàn, minh bạch, góp phần hiện đại hóa nền hành chính công và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Nhìn xa hơn, việc chuyển mình mạnh mẽ từ một doanh nghiệp viễn thông sang một công ty công nghệ sẽ tạo đà để MobiFone khai phá sức mạnh bản thân, mở rộng không gian tăng trưởng, vươn mình ra các thị trường mới trong khu vực và quốc tế. 

Tổng công ty MobiFone đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tập đoàn công nghệ với tỷ trọng doanh thu từ các sản phẩm, dịch vụ số chiếm 30%. Đây là cách MobiFone khẳng định vị thế tiên phong và đóng góp tích cực cho công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của đất nước.

Phương Dung

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu khi dùng điện mặt trời mái nhà sẽ được công nhận chứng chỉ xanh khi vào các thị trường có yêu cầu cao trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Giá vàng tăng cao nhất từ trước đến nay

Lúc 8h45 sáng nay (16/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng SJC lên mức kỷ lục mới gần 110 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn bán ra cũng tăng cao nhất từ trước tới nay, ở mức 108,9 triệu đồng/lượng.

Tin xem nhiều