Kỹ năng sống

Mẹo tâm lý để thu phục người khác

Để được sự hỗ trợ từ ai đó trong tương lai, hãy nhờ họ giúp một việc nhỏ ngay hôm nay.

Tổng thống Mỹ Benjamin Franklin quyết định lấy lòng tin của một người không thích mình. Người này có thể có ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của ông và có một thư viện khổng lồ.

Franklin viết một lá thư đề nghị người kia cho mượn một cuốn sách hiếm trong vài ngày. Cuốn sách đã được gửi đi ngay lập tức. Franklin đọc xong đã trả lại kèm theo lời cảm ơn. Lần gặp tiếp theo, người yêu sách đã tiếp cận Franklin và họ trở thành bạn bè.

Benjamin Franklin viết trong cuốn tự truyện của mình: "Người đã từng đối tốt với bạn sẽ sẵn sàng làm điều tốt khác với bạn". Đây là hiệu ứng.

Bạn có thể nhờ một người không quen biết giúp một việc nhỏ. Ví dụ, bạn mượn một cây bút chì hoặc bút mực. Sau đó, khả năng người này làm điều gì đó lớn hơn cho bạn sẽ cao hơn rất nhiều.

Nếu một đồng nghiệp không thích bạn, hãy hỏi ý kiến của họ về một số vấn đề quan trọng. Đây sẽ là nền tảng tốt cho mối quan hệ sau này của bạn.

Nhai kẹo cao su để bình tĩnh lại

Theo nghiên cứu khoa học, quá trình này làm giảm đáng kể mức độ cortisol (hormone gây căng thẳng). Có nhiều cách giải thích cho việc này. Một trong số đó là máu dồn lên đầu và bạn trở nên thư thái hơn.

Bên cạnh đó, nhai kẹo cao su có thể giúp chúng ta phân tâm và loại bỏ những thói quen xấu như ăn khi căng thẳng hay cắn móng tay.

Nói với ai đó một bí mật để cải thiện mối quan hệ

Một cách hay để chiếm được lòng tin của ai đó là chia sẻ bí mật với họ. Tất nhiên, bạn không nên nói với họ điều gì đó thực sự quan trọng, đặc biệt nếu mục tiêu của bạn chỉ là xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.

Điều quan trọng là cho người này thấy rằng bạn tin tưởng họ và bạn nghĩ họ phải biết điều gì đó. Bằng cách này, người được chia sẻ sẽ cảm thấy rằng họ được kết nối với bạn thông qua một điều gì đó quan trọng.

Cung cấp cho ai đó hai lựa chọn để đạt được điều bạn muốn

Nếu bạn cần một người lựa chọn hoặc làm điều gì đó mà họ không thực sự muốn làm, chỉ cần hỏi đúng câu hỏi. Đừng hỏi họ có làm hay không. Thay vào đó cung cấp cho họ 2 lựa chọn.

Ví dụ, bạn cần nhận một báo cáo từ đồng nghiệp. Đừng hỏi họ có mang theo hay không. Hỏi họ khi nào có thể đưa nó cho bạn: ngày mai hoặc vài ngày nữa.

Đây là cách khiến mọi người cảm thấy rằng họ quan trọng và đạt được ảo tưởng kiểm soát một tình huống.

Ảnh minh họa: Brightside

Ảnh minh họa: Brightside

Hãy mắc sai lầm để trở nên hấp dẫn hơn

Chúng ta luôn cố gắng tránh phạm sai lầm, chủ yếu là vì sợ bị chê cười. Tuy nhiên, phạm một sai lầm nhỏ có thể khiến chúng ta trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người khác.

Một sai lầm khiến bạn trở thành một người bình thường, thay vì một người lý tưởng. Những người lý tưởng thường bị sợ hãi và không được yêu thích.

Người khác sẽ không sợ phạm sai lầm khi có mặt bạn, điều này sẽ khiến họ thoải mái và thư giãn hơn. Nếu họ cũng có thể chỉ ra bạn phạm sai lầm, họ có thể cảm thấy tốt hơn và bạn sẽ không cảm thấy khó chịu. Đầu tiên, bạn đã tự mình làm điều đó và thứ hai, bạn đã giành được lòng tin của người đó.

Nhưng đừng lạm dụng nó. Nếu không, họ có thể nghi ngờ năng lực của bạn.

Nếu có những điểm tương đồng giữa bạn và người khác, bạn sẽ được thích hơn.

Bạn có thể đạt được mong muốn kết thân với một người, nếu đánh dấu bằng lời nói những điểm tương đồng giữa bạn và người ấy.

Ví dụ, hai người sẽ có xu hướng thân thiết hơn nếu cùng sở thích, khi là đồng hương, học cùng trường đại học hay gặp nhau ở một nơi xa lạ và phát hiện đang sống chung ở một thành phố.

Đưa ra lời khen mỗi ngày

Hãy khen ngợi và nói những điều tốt đẹp với mọi người mỗi ngày, kể cả khi bạn đang có tâm trạng tồi tệ.

Lúc đầu khó khăn nhưng dần bạn sẽ quen và không cần bắt mình nói những điều tử tế nữa. Điều này sẽ giúp người khác thích bạn hơn một chút.

Hơn thế nữa, trong khi luyện tập, bạn có thể nói những điều tốt đẹp không chỉ với bạn bè và đồng nghiệp mà còn với những người ngẫu nhiên, nhân viên bán lẻ và tài xế. Những từ này làm cho người khác cảm thấy tốt hơn và tạo ra một sự rung cảm tốt.

Đừng chú ý quá nhiều vào bản thân.

Chúng ta thường tập trung vào bản thân nên nếu trông không được bắt mắt vào buổi sáng, ta nghĩ mọi người chú ý đến điều đó. Thực tế không đúng.

Đây được gọi là hiệu ứng ánh đèn sân khấu. Chúng ta đánh giá quá cao tầm quan trọng của ngoại hình và hành động của mình với người khác.

Nhưng hãy nghĩ về những lúc bạn ra khỏi thành phố. Bạn thường mặc những bộ quần áo thoải mái, bạn không dành cả tiếng đồng hồ trước gương và ăn bất cứ thứ gì bạn muốn.

Những người khác nhìn thấy, nghĩ rằng điều này là bình thường đối và không đắn đo suy nghĩ về hành động hoặc quần áo của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng ghi nhớ trải nghiệm này và những cảm giác thư thái, thoải mái trong cuộc sống hàng ngày.

(Theo Brightside)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm