Kỹ năng sống

Mặt trái của nghề livestream bán hàng

Đăng ký học livestream tại đây.

Từ một diễn viên, một năm gần đây, Vương Anh Ole chuyển hướng sang làm KOC (Key Opinion Customer - người tiêu dùng có ảnh hưởng), thử sức livestream bán hàng. Các mặt hàng Vương Anh thường livestream là quần áo, đồ decor, đồ cho các cặp đôi.

Vốn là một người nổi tiếng với trang cá nhân lên tới gần 900.000 người theo dõi, Vương Anh đã có sẵn một lượng khách online đông đảo. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc anh có những phiên livestream bán hàng đạt doanh thu như kỳ vọng.

Diễn viên Vương Anh. Ảnh: NVCC

Diễn viên Vương Anh. Ảnh: NVCC

"Tôi phải trải qua nhiều thất bại, có những phiên livestream kéo dài trong 3 tiếng chỉ bán được 4 triệu đồng, câu chuyện không thú vị thu hút được người xem. Việc chuẩn bị kịch bản không kỹ dẫn đến việc mất tương tác với khách hàng, lúng túng trong việc giới thiệu mặt hàng hay đơn giản là đường truyền internet không ổn định cũng khiến một phiên livestream đổ bể", Vương Anh cho biết.

Theo Vương Anh, các nguyên nhân khiến một phiên livestream thất bại đến từ việc những người bán hàng không thấu hiểu sản phẩm, không cho khách hàng thấy được lý do cần mua hàng trên livestream của mình mà không phải livestream của ai khác. Ngoài ra, việc không chuẩn bị kỹ lưỡng kịch bản dẫn đến việc lên livestream không biết nói gì, không giữ chân được người xem. Cuối cùng là không tạo ra không khí vui vẻ năng lượng cuốn hút khi lên livestream.

Hình thức bán hàng qua livestream ngày càng trở nên phổ biến với sự phát triển của thương mại điện tử. Theo dự báo của công ty tư vấn McKinsey & Company, mua sắm trực tiếp qua livestream có tiềm năng thúc đẩy tới 20% tổng doanh số bán hàng thương mại điện tử vào đầu năm 2026. Điều này thúc đẩy livestream trở thành xu hướng nghề nghiệp hấp dẫn các bạn trẻ.

Tuy nhiên công việc này không hề "màu hồng". Vương Anh cho biết càng những nghề hot thì độ cạnh tranh càng lớn vì nhiều người cùng lao vào tìm kiếm cơ hội. Những người mới khó cạnh tranh trong nghề do không có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, không có mối quan hệ với các nhãn hàng để xin được các khuyến mãi độc quyền thu hút khán giả. Vậy nên ai cũng phải cố gắng để tạo ra cho mình những nét riêng cũng như tệp khách trung thành trong một khoảng thời gian dài.

"Để có được lượng khách hàng ổn định như hiện tại, tôi đã phải livestream liên tục để tạo thói quen cho người xem. Việc nói liên tục khiến tôi mất tiếng. Những hôm không bán hàng, tôi làm thêm các nội dung khác kéo thêm người xem mới", Vương Anh nói thêm.

Cường độ công việc của KOC rất lớn vì phải kiêm nhiệm nhiều vai trò, vừa lên ý tưởng kịch bản, vừa bán hàng, vừa làm nội dung. Những bạn mới gia nhập ngành còn phải tự lo phần kỹ thuật, đường truyền. Áp lực nghề cũng rất khốc liệt, không có liên tục những ý tưởng mới sẽ ngay lập tức bị mất tương tác với khách hàng.

Trần Tú Quyên - Giám đốc kinh doanh của Công ty cổ phần truyền thông giải trí Vitamin Việt Nam, đơn vị đứng sau những buổi livestream hàng tỉ đồng cho rằng livestream bán hàng hay KOC là một nghề màu hồng chỉ với những bạn đam mê chăm chỉ và nghiêm túc với nó.

"Công ty tôi đã có rất nhiều phiên livestream đạt doanh thu hàng tỉ đồng. Tuy nhiên các bạn trẻ đừng mộng tưởng chỉ cần mở điện thoại ra livestream là có tiền tỷ. Những người thành công cũng từng trải qua những phiên live không người xem, hoặc có người xem nhưng không có người tương tác, không ai mua hàng. Sự thành công của họ đến từ việc kiên trì không bỏ cuộc", Quyên nói.

Tú Quyên (thứ hai từ trái sang) cùng các KOC trong phiên livestream đạt doanh thu 74 tỷ. Ảnh: NVCC

Tú Quyên (thứ hai từ trái sang) cùng các KOC trong phiên livestream đạt doanh thu 74 tỷ. Ảnh: NVCC

Theo nữ giám đốc, livestream bán hàng là công việc có thu nhập cao nên độ cạnh tranh lớn và cực kỳ dễ bị đào thải nếu nội dung tạo ra không đủ sức thu hút người xem. "Đây cũng là một công việc có thể khiến các bạn trở nên nổi tiếng sau một video nhưng cũng có thể khiến bạn 'mất ăn mất ngủ' nếu mang tới những thông tin không chính xác, không có kiểm chứng. Rất nhiều KOC đã mất trắng lượng khách sau khi bán những mặt hàng không đảm bảo chất lượng", cô chia sẻ.

Tuy nhiên Quyên cũng khẳng định trong tương lai livestream bán hàng chắc chắn là một nghề hot và bền vững nếu biết trau dồi kiến thức, kinh để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như lan tỏa điều tích cực bổ ích cho xã hội.

Để đáp ứng nhu cầu livestream bán hàng ngày càng lớn, nền tảng eBox tung ra khóa học "7 bước thực hiện livestream bán hàng hiệu quả" với diễn giả Gia Linh Nguyễn. Ngoài là một KOL, một content creator với hơn 644.000 người theo dõi, 8,1 triệu lượt thích, fanpage với hơn 500.000 lượt theo dõi cùng hàng loạt clip triệu view lên xu hướng, Gia Linh còn là CEO của thương hiệu "Khô bò Thúy Liễu", thương hiệu từng lên sóng Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank). Cô đã tận dụng những ưu thế đó, để livestream bán hàng với doanh số lên đến hàng tỷ đồng.

Trailer eBox "7 bước thực hiện livestream bán hàng hiệu quả" của Gia Linh Nguyễn.

eBox về livestream bán hàng sẽ giúp cho những người đang quan tâm tới việc thử sức với công việc mới, những chủ doanh nghiệp muốn thay đổi hình thức kinh doanh hoặc các bạn đã livestream bán hàng nhưng không hiệu quả học được cách làm.

Sau chương trình, độc giả sẽ biết được cách tổ chức và vận hành một buổi Livestream hiệu quả (thiết bị, nhân sự...), cách lên kịch bản Livestream bán hàng riêng biệt cho từng nền tảng (Tiktok & Facebook) và đặc biệt là các cảnh báo để tránh vi phạm khi livestream.

Tham gia eBox trước 30/4, độc giả sẽ nhận được ưu đãi dành cho người mới với mức giá 99.000 đồng (giá gốc 179.000 đồng). Với những thành viên eBox sẽ nhận được ưu đãi giảm 50% khi đăng nhập bằng tài khoản cũ. Khóa học đã sẵn có trên eBox, có thể theo dõi bất cứ khi nào.

eBox là nền tảng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, nhằm giúp các độc giả phát triển bản thân, nâng cao giá trị cuộc sống. Đăng ký vé ưu đãi eBox tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm