Chứng khoán

Mất gần 12 tỷ USD vốn hoá với thanh khoản "tụt áp" trong phiên 25/4: Điều gì đang xảy ra với thị trường chứng khoán?

Đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của chứng khoán Việt Nam kể từ tháng 1/2021. Trong phiên, có lúc VN-Index rớt gần 80 điểm thủng mốc 1.300 điểm - mức giảm kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam, xét theo giá trị tuyệt đối. Thị trường "rực lửa" với hàng loạt nhóm cổ phiếu giảm sàn như nhóm cảng biển, bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, thuỷ sản, phân bón, ngân hàng và một số cổ phiếu trụ và bluechip như FPT, PNJ, SAB, BVH, GVR, VJC…

Cuối phiên, VN-Index nỗ lực hồi phục nhưng dòng tiền không ủng hộ, lực cầu mất hút. May thay, phiên ATC, VHM hồi mạnh từ mức giảm sát sàn về mức -2,6% khiến cho VN-Index "rút chân" nhẹ xuống còn giảm 68 điểm, tức gần 5%. Trong khi VN30 giảm gần 78 điểm, tức 5,4%.

"Tội đồ" của phiên giao dịch ngày 25/4 đó là nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn. Nhóm này giảm sâu ngay từ đầu phiên kéo theo VN-Index sụt giảm mạnh. Loạt các cổ phiếu trụ, bluechip giảm sàn như TCB, VPB, SAB, VCI, SSI, CTG, GAS, HPG, MWG, STB, PLX… Cả VN30 không có một cổ phiếu nào xanh.

Mất gần 12 tỷ USD vốn hoá với thanh khoản tụt áp trong phiên 25/4: Điều gì đang xảy ra với thị trường chứng khoán? - Ảnh 1.

Loạt cổ phiếu VN30 giảm sàn phiên 25/4 dù thanh khoản không quá lớn

Điều khác biệt của phiên giao dịch này đó chính là ở khía cạnh thanh khoản. Dường như, lực cầu rất heo hút khiến thanh khoản rất nhỏ chỉ 21.900 tỷ dù VN-Index có lúc giảm tới gần 80 điểm.

Khác biệt với các phiên giảm mạnh trong quá khứ, khi thị trường giảm sâu về điểm số lực bắt đáy sẽ ùa vào đẩy thanh khoản lên cao tầm 35.000-40.000 tỷ đồng nhưng phiên 25/4, điểm số giảm mạnh nhưng thanh khoản lại mất hút.

Việc thanh khoản mất hút trong phiên giảm điểm sâu của thị trường có thể xuất phát từ tâm lý nhà đầu tư.

Thứ nhất, tâm lý nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ dài 30/4-1/5 (nghỉ 4 ngày) thường rất yếu, không muốn mua bán cổ phiếu vì lo ngại rủi ro biến động của chứng khoán trong kỳ nghỉ. Thêm vào đó, chứng khoán trải qua đợt sụt giảm rất sâu đã khiến nhà đầu tư sợ không dám xuống tiền. Đặc biệt, lực cầu trở nên rất yếu kể từ sau một số vụ việc sai phạm trong chứng khoán, trái phiếu bị xử lý gần đây. Tin đồn vẫn bủa vậy thị trường.

Thứ hai, phiên 25/4 là phiên giảm điểm kỷ lục nhưng thanh khoản nhỏ, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu bluechip. Theo một số nhà đầu tư cầm cổ phiếu VN-Index đã sụt giảm hơn 214 điểm từ đỉnh, mức điều chỉnh tương ứng rơi gần 15% từ đỉnh. Nhiều cổ phiếu đã rớt giá 20-50% chỉ trong 2 tuần nên đã giữ cổ phiếu đến hôm nay họ quyết không bán ra cổ phiếu nữa dù giá giảm sâu. Đó là lý do VN-Index rớt sâu về điểm số nhưng thanh khoản nhỏ.

Ngoài ra, chứng khoán thế giới biến động mạnh trong cuối tuần qua do lo lắng kết quả cuộc họp tới đây của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) cũng tác động không nhỏ tới tâm lý nhà đầu tư. Không thể phủ nhận rằng thời kỳ tiền rẻ đã và đang dần qua đi, dù Việt Nam có độ trễ tầm 3-6 tháng so với thế giới nhưng áp lực gia tăng lãi suất đã hiện hữu.

Tuy nhiên, đây đều là những điều nhà đầu tư đã lường trước, không quá bất ngờ với giới đầu tư. Do đó, đà giảm bất ngờ của phiên 25/4 khiến mọi dự báo của các công ty chứng khoán, giới chuyên gia rơi vào "việt vị". Diễn biến quá bất thường này tuy chưa thể lý giải nguyên nhân nhưng có với nhà đầu tư mức thua lỗ ngày càng nặng thêm là thật.

Trên khắp các diễn đàn chứng khoán, nhà đầu tư than trời, trách mình, trách thị trường, xin rút khỏi chứng khoán bởi thị trường quá khốc liệt.

"Cả cổ phiếu rác lẫn cổ phiếu sản xuất kinh doanh tốt, cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu cơ bản…đều lăn ra sàn hết mà không có một lý do gì quá mới. Thật sự quá khốc liệt, đánh một trận sạch sẽ, sạch tài khoản của nhà đầu tư rồi", một nhà đầu tư chia sẻ trên group chứng khoán sau phiên 25/4.

Tính từ đỉnh đầu tháng 4, HOSE đã bị bốc hơi 839.000 tỷ vốn hoá, tương ứng 36 tỷ USD. Riêng phiên giao dịch ngày 25/4, vốn hoá HOSE đã bốc hơi 270.000 tỷ đồng, tương ứng 11,7 tỷ USD.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Ứng dụng Wealth Management trên App MBBank đạt giải Sao Khuê 2022

Là công cụ quản lý tài chính cá nhân đắc lực, cho phép khách hàng kết nối với hệ sinh thái sản phẩm tài chính đa dạng ngay trên thiết bị di động, ứng dụng đầu tư tài chính Wealth Management trên App MBBank đã mang về giải thưởng Sao Khuê lần thứ tư liên tiếp cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).

Chứng khoán 2022: Thời của doanh nghiệp tốt

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang hướng tới lành mạnh hóa và thời kỳ tiền rẻ sắp qua đi, việc nắm giữ cổ phiếu ngân hàng được nhận định là chiến lược "ăn chắc mặc bền"…

8 tuổi mắc viêm não Nhật Bản, bác sĩ dự đoán chỉ sống thêm được 3 năm, cậu bé IQ vỏn vẹn 70 này khiến cả thế giới ngỡ ngàng: Đỗ đại học, trở thành nhân tài và tràn đầy tự tin ở tuổi 62

Từ cậu bé không may mắc phải căn bệnh viêm não Nhật Bản dẫn đến bị bại não và chỉ số IQ chỉ còn 70, Lư Tô Vỹ “vươn mình” trở thành thiên tài sở hữu 500 phát minh và là tác giả của hơn 50 đầu sách nổi tiếng về giáo dục.

Chuyên gia bất ngờ với cú giảm sâu của VN-Index: "Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đang giẫm lên nhau rời khỏi thị trường"

"Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng thị trường sẽ hồi phục mạnh như năm 2021 nên nhiều người tranh thủ bắt đáy ở những ngưỡng hỗ trợ như 1.420, 1.400 hay 1.350 điểm. Tuy nhiên, khi tất cả những ngưỡng này đều bị xuyên thủng thì tâm lý nhà đầu tư chán nản, mất niềm tin. Rõ ràng đang có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ giẫm lên nhau rời khỏi thị trường", vị chuyên gia nhận định.