Tài chính

Lý do Mỹ chưa trừng phạt nhằm vào “vũ khí” năng lượng của Nga

Lỗ hổng trong lệnh trừng phạt của Mỹ

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine , Tổng thống Biden đã giữ quyết định chưa áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào quyền tiếp cận nguồn năng lượng của Nga. Ông Biden giải thích rằng điều này để “hạn chế thiệt hại của người dân Mỹ khi đi mua xăng”.

Lý do Mỹ chưa trừng phạt nhằm vào “vũ khí” năng lượng của Nga - Ảnh 1.

Tàu chở dầu Sun Arrows tải khí tự nhiên hóa lỏng từ dự án Sakhalin-2 ở cảng Prigorodnoye, Nga. Ảnh: AP

Tuy nhiên, một số nhà lập pháp và nhà phân tích cho rằng việc Mỹ chưa trừng phạt ngành công nghiệp là trung tâm của nền kinh tế Nga sẽ làm cho các biện pháp trừng phạt bị hạn chế.

“Xuất khẩu năng lượng là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Các chính trị gia ở Mỹ và châu Âu đã lựa chọn bỏ qua một lĩnh vực thực sự mang tính quyết định trong lệnh trừng phạt. Tôi nghĩ rằng Nga thấy rõ những gì đang diễn ra và họ sẽ nghĩ rằng phương Tây thực sự chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến về vấn đề Ukraine”, nhà sử học Adam Tooze tại Đại học Columbia, chuyên gia về tài chính và chính trị châu Âu cho biết.

Tuần trước, nhà lãnh đạo Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào các ngân hàng Nga và giới tinh hoa của nước này, đồng thời hạn chế xuất khẩu đối với Nga nhằm hạn chế khả năng tiếp cận xuất khẩu toàn cầu của nước này đối với mọi loại hàng hóa, từ đồ điện tử, máy tính đến chất bán dẫn và các bộ phận máy bay.

Ông Biden cho biết, các biện pháp trừng phạt được thiết kế để có tác động lâu dài đối với Nga và giảm thiểu tác động đối với Mỹ cùng các đồng minh.

Mỹ và các đồng minh châu Âu đã tăng cường các biện pháp trừng phạt khi công bố kế hoạch đóng băng dự trữ của ngân hàng trung ương Nga và chặn một số tổ chức tài chính nhất định khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT.

Tuy nhiên, các quy tắc do Bộ Tài chính ban hành cho phép các giao dịch năng lượng của Nga tiếp tục được thực hiện tại các ngân hàng không chịu lệnh trừng phạt không có trụ sở tại Mỹ. Giới chức nhấn mạnh các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn chưa thực sự tác động tới thị trường dầu mỏ và khí đốt của Nga, cho rằng biện pháp trừng phạt nhằm giảm thiểu bất kỳ sự gián đoạn nào đối với thị trường năng lượng toàn cầu.

Tình hình lạm phát ở Mỹ đang ở mức cao nhất trong 40 năm qua và được thúc đẩy phần lớn bởi giá xăng. Điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng về mặt chính trị cho Tổng thống Biden trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11/2022.

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng việc chưa áp đặt lệnh trừng phạt với ngành năng lượng của Nga bởi điều này sẽ giúp bảo vệ các gia đình và doanh nghiệp Mỹ khỏi mức giá nhiên liệu cao hơn.

“Gói trừng phạt của chúng tôi được thiết kế đặc biệt để cho phép tiếp tục thanh toán năng lượng”, ông Biden nói.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Pat Toomey cho biết, ông lo ngại biện pháp trừng phạt “không đủ sức răn đe và Nga vẫn sẽ tiếp tục làm điều họ đang làm”.

“Chính quyền Mỹ đang bỏ qua ngành công nghiệp lớn nhất trong nền kinh tế Nga. Các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng Nga có thể không cô lập hệ thống tài chính Nga khỏi hoạt động quốc tế. Đó là lý do tại sao Mỹ nên áp đặt các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực dầu khí của Nga”, ông Toomey nói.

“Vũ khí” năng lượng của Nga

Tuy nhiên, Tổng thống Biden cũng cần xem xét mong muốn của các đồng minh châu Âu. Khí đốt tự nhiên từ Nga chiếm 1/3 lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của châu Âu. Việc hạn chế nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai, có thể làm tổn hại đến sự đoàn kết của Mỹ và các đồng minh.

AP nhận định rằng việc nhiều quốc gia phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga có thể hạn chế sức tàn phá tiềm ẩn của các lệnh trừng phạt .

“Nga sẽ bị thiệt hại nhiều hơn nếu lĩnh vực năng lượng bị đưa vào gói trừng phạt. Tiền thuế từ dầu mỏ thường chiếm khoảng 40% doanh thu của chính phủ Nga”, Mark Finley, chuyên gia về năng lượng và dầu mỏ toàn cầu tại Viện Chính sách Công Baker của Đại học Rice, cho biết.

Ông Finley cho rằng Nga dựa vào nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên trong những năm gần đây để xây dựng kho dự trữ ngoại hối trên 600 tỷ USD, đặc biệt có thể tự bảo vệ mình trước các lệnh trừng phạt tài chính. Tuy nhiên, “lá chắn” này có thể gặp rủi ro bởi các lệnh trừng phạt bổ sung của Mỹ và châu Âu.

Nếu không có nguồn cung năng lượng từ Nga, Mỹ dường như không thể ngay lập tức tăng sản lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên trong bối cảnh các nước OPEC+ vẫn chưa công khai cam kết tăng sản lượng đáng kể.

Jen Snyder, Giám đốc điều hành công ty phân tích dữ liệu năng lượng Enverus, cho biết, các công ty dầu khí trong nước đang phải đối phó với nguồn cung khan hiếm. Bà Snyder nói rằng một nhà cung cấp cho biết các giàn khoan hiện đại và hiệu quả nhất của họ đều đã được ký hợp đồng sử dụng cho đến cuối năm 2022.

Nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên ở châu Âu cực kỳ khan hiếm. Trong khi đó, các nhà sản xuất khí đốt ở Mỹ không thể nhanh chóng xuất khẩu thêm khí đốt vào thị trường toàn cầu do để vận chuyển khí tự nhiên ra nước ngoài cần có quy trình làm lạnh và chuyển hóa thành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại các cơ sở xuất khẩu LNG. Tại Mỹ, các cơ sở này đang hoạt động hết công suất./.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Bi kịch của thủ khoa đại học 12 năm đi nhặt rác kiếm sống: Khi trường đời không giống trường học, nhà vô địch "biến mình" thành kẻ vô gia cư, bị xã hội bỏ quên

Muốn có được thành công chúng ta phải đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn rằng hiện nay, mức sống vật chất ngày càng tăng cao nhưng chỉ số hạnh phúc vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tụt lùi. Chỉ vì một lựa chọn sai lầm hay không thể vượt qua mọi rào cản thôi, mọi thứ mà chúng ta có cũng có thể “một đi không trở lại”. Cũng giống như cuộc đời của Diêu Viễn – Học giả hàng đầu của Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc.

Tổng Giám đốc Anfin: Nhà đầu tư "F0" sẽ tiếp tục tham gia thị trường chứng khoán trong năm 2022, thậm chí có thể rất nhiều

"Có thể bây giờ chúng ta đang đối mặt với nhiều bất ổn địa chính trị, đại dịch… tuy nhiên TTCK là lâu dài và những căng thẳng hiện nay dù có căng hơn nhưng sẽ không vì thế mà ảnh hưởng đến cái dài hạn. Còn ngắn hạn, thị trường dĩ nhiên sẽ có nhiều biến động, như đợt Covid vừa rồi TTCK đã có biến động rất mạnh", ông nói.

Số phận

Viên dạ minh châu có giá trị vô cùng lớn như vậy được đặt trong miệng của Từ Hi Thái hậu sau khi bà qua đời, hóa ra lại có hành trình lưu lạc khắp nơi.

Quyết tâm cho con học "TRƯỜNG ĐẠI GIA", mẹ Hà Nội xoay học phí bạc mặt, không dám mua quần áo mới: Khổ mấy cũng chịu được

'Nhiều lúc, đến thời điểm đóng học phí cho con là chị phải đi xoay tiền mặt, lấy chỗ nọ đập vào chỗ kia, loạn cả lên. Vì vậy, chị không dám tiêu tiền xông xênh, cũng không có nhiều quần áo hay đồ hiệu gì, chị ăn vận giản dị lắm', chị Ngọc Bích chia sẻ.