Tài chính

Lời tiên tri chính xác về thế giới từ một bộ phim ra mắt từ năm 2008: Wall-E

Vụ phóng tàu vũ trụ mới nhất của ​​SpaceX, công ty vũ trụ của Elon Musk, đã xác nhận mối nghi ngờ từ lâu: Bộ phim hoạt hình của Pixar Animation Studios năm 2008 mang tên WALL-E là bộ phim khoa học viễn tưởng dự đoán chính xác nhất tương lai của chúng ta.

Bộ phim mô tả Trái đất đã trở thành một nơi không thể sống được bởi biến đổi khí hậu. Những con người cuối cùng còn sống sót phải du hành ngoài vũ và trở nên béo phì, chỉ giao tiếp với nhau qua những cuộc gọi video và dựa vào loại sinh tố thay thế cho bữa ăn bình thường để bổ sung dinh dưỡng.

Có những điểm tương đồng kỳ lạ giữa bộ phim với phần lớn thực tế của chúng ta hiện tại với tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, tỷ lệ béo phì tăng cao, các cuộc gọi Zoom trở nên phổ biến và cả sự gia tăng của các công ty sản xuất các sản phẩm thay thế cho bữa ăn bình thường như Soylent và Huel.

Con tàu của các nhân vật trong phim được đặt tên là Axiom. Trong khi đó, chiếc tàu vũ trụ được phóng vào ngày 8/4 của SpaceX đã đưa 3 nhà du hành đến Trạm Vũ trụ quốc tế trong một chuyến đi kéo dài 12 ngày và được đặt tên là "Axiom Mission 1". Đây chắc chắn không phải chỉ là một sự trùng hợp.

Nhìn bề ngoài, WALL-E là một câu chuyện tình yêu giữa 2 người máy tưởng chừng như vô cảm. Nhưng nó cũng là câu chuyện về cạm bẫy của việc tiêu dùng và nghiện công nghệ.

Biên kịch và đạo diễn của WALL-E là Andrew Stanton nói qua cuộc gọi video từ San Francisco rằng: "Tôi thường hưởng thụ cảm giác mình đã đúng, nhưng không phải trong trường hợp này. Tôi không muốn bộ phim này có quá nhiều điều đúng và trở thành sự thật."

Bộ phim bắt đầu với cảnh một chú robot dọn rác tên Wall-E, chính là cái tên được đặt cho bộ phim, đang đi lang thang trên Trái đất bị bỏ hoang thời hậu tận thế. Chú robot luôn phải tìm nơi trú ẩn khi bão đổ bộ. Điều đó phản ánh thực tế: Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu cho biết vào năm ngoái rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan từng xảy ra một lần trong thập kỷ nay lại xảy ra ba năm một lần.

Theo như trong bộ phim, biến đổi khí hậu là do tiêu thụ quá mức và tràn lan. Tất cả lỗi lầm đã được đổ lên đầu công ty độc quyền Buy’N’Large. Doanh nghiệp này mang nhiều nét tương đồng với Amazon.com khi họ có doanh thu 19 tỷ USD vào năm 2008, dự kiến sẽ báo cáo doanh số bán hàng vượt quá 500 tỷ USD trong năm nay và kiểm soát khoảng 40% thị trường thương mại điện tử tại Mỹ. Công ty có trụ sở tại Seattle là nguồn cảm hứng cho đạo diễn Stanton cách đây 15 năm.

Ông nói: "Chúng ta đã quen với việc nhận những thùng hàng được giao đến, đôi khi là nhận được chúng hàng ngày. Bây giờ đó là điều bình thường. Nhưng vào thời điểm đó, tôi nghĩ "Tất cả những điều này rồi sẽ đi đến đâu?". Và do đó, ý tưởng về việc chủ nghĩa tiêu dùng vượt ra khỏi tầm kiểm soát là điều dễ đoán, chỉ vì tôi đang thấy quá nhiều thứ mà chúng ta đặt mua được gửi đến trước cửa nhà mình và cứ xem số lượng chúng nhân lên theo đúng nghĩa đen."   

Có khá nhiều điểm tương đồng giữa bộ phim với Amazon và người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Jeff Bezos. Buy’N’Large cũng điều hành phi thuyền trong bộ phim. Trong khi đó, Bezos sở hữu Blue Origin - một công ty tên lửa cũng đang phục vụ các chuyến đi cho các khách du lịch vũ trụ.

Có một tỷ phú công nghệ khác đã giúp đạo diễn, biên kịch Stanton và nhóm biên kịch của ông phát triển tầm nhìn của họ về hướng đi của nhân loại: Steve Jobs - giám đốc điều hành và người đồng sáng lập của Apple, cũng là Giám đốc điều hành của Pixar. Ông dành nửa tuần làm việc tại trụ sở chính của công ty ở Emeryville, California. Điều đó cũng có nghĩa là Stanton đã nhìn thấy trước việc iPhone một năm trước khi nó được phát hành vào năm 2007.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm