Tài chính

Lộ bản ghi làm "mọi người rùng mình" của ông Nhậm Chính Phi: Huawei đang cận kề khủng hoảng

Bản ghi bị rò rỉ này, lần đầu tiên được hãng tin Yicai của Trung Quốc công bố ngày 23/8, đã vẽ ra bức tranh ảm đạm về một thế giới đang hướng đến suy thoái kinh tế. Bản ghi này kêu gọi các nhân viên của Huawei tập trung vào sự sống còn của công ty và từ bỏ lối suy nghĩ lạc quan.

Huawei đã từ chối xác nhận về bản ghi này, nhưng theo một số nguồn tin mà SCMP dẫn lại, thì nó là chính xác.

“10 năm tới sẽ là giai đoạn đau đớn trong lịch sử, khi mà nền kinh tế thế giới tiến vào suy thoái...Huawei cần phải từ bỏ mọi dự báo quá lạc quan và và biến sự tồn tại thành mục tiêu quan trọng nhất trong vòng 3 năm tới,” ông Nhậm viết.

Ông cũng nói rằng ngân sách của Huawei trong năm 2023 cần phải duy trì hợp lý hơn, phải thu nhỏ hoặc đóng các mảng kinh doanh không tạo ra lợi nhuận trong vài năm tới, và điều chỉnh cấu trúc thị trường. Huawei nên sắp xếp vị trí nhân viên sao cho hợp lý, đánh giá hiệu suất, tài chính công ty và hàng tồn kho.

Đây không phải lần đầu tiên mà ông Nhậm, 77 tuổi, nhắc nhở nhân viên của Huawei rằng công ty này đang hướng đến một cuộc khủng hoảng. Chủ tịch luân phiên của Huawei, Eric Xu Zhijun, trong năm 2020 và 2021 cũng liên tục nói rằng mục tiêu của công ty này là sống sót trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, vốn ngăn cản họ tiếp cận với công nghệ bắt nguồn từ Mỹ, ví dụ như chip smartphone.

Tuy nhiên, cảnh báo mới của ông Nhậm xuất hiện giữa lúc có nhiều thách thức mới, khi Bắc Kinh đang thực hiện chính sách zero-COVID, bất chấp nền kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Huawei cũng chứng kiến doanh thu của họ suy giảm sâu hơn trong nửa đầu năm 2022, giảm 5,9% so với năm ngoái xuống còn 301,6 tỉ NDT (44,7 tỉ USD).

Bản ghi này đã làm dấy lên tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc bởi nó đưa ra dự báo thực tế về viễn cảnh nền kinh tế của Trung Quốc và cũng đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp trong bối cảnh đó, và đây là những lời lẽ rất trung thực, theo Ivan Lam, chuyên gia phân tích đến từ Counterpoint Research.

“Việc các công ty đi vào vấn đề một cách trực tiếp như vậy là điều hiếm thấy, và người ta đã chờ đợi một vị lãnh đạo doanh nghiệp sẵn sàng lên tiếng như thế này,” Lam nói. “Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã đề cập tới môi trường vĩ mô khi nói về kết quả kinh doanh, nhưng họ thường tập trung vào hoạt động của doanh nghiệp và sự lạc quan hơn.”

Bản ghi nhớ này đã trở thành đề tài gây sốt trên mạng xã hội Weibo, trong đó nhiều người cho rằng lời lẽ của ông Nhậm “khiến mọi người rùng mình.”

“Đà giảm của nền kinh tế đã gây ra thách thức chưa từng có đối với phần lớn người dân thường và công ty tư nhân ở Trung Quốc,” một trong số những bình luận được nhiều người xem nhất trên Weibo, viết. “Khi một gã khổng lồ như Huawei nêu vấn đề này, họ nói về mức độ nghiêm trọng của vấn đề.”

Nhiều người dùng internet khác chỉ trích ông Nhậm vì quyết định cắt giảm tiền thưởng của các nhân viên không đạt chỉ tiêu doanh thu. “Phần lớn nhân viên không có được phần thưởng xứng đáng khi công ty đang hoạt động tốt, thế nên đừng lạnh lùng với chúng tôi,” một người bình luận.

Theo SCMP


Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Thị trường cơ khí nông nghiệp Việt Nam hấp dẫn nhưng đang thuộc về ai?

Theo các chuyên gia kinh tế, do sản phẩm cơ giới phục vụ nông nghiệp được sản xuất, lắp ráp trong nước rất thấp, trong khi sản phẩm nhập khẩu giá rất cao, đây là nguyên nhân chính khiến cho mức trang bị cơ giới trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia trong khu vực.

Ngân hàng, doanh nghiệp BĐS bơm vốn vào công ty chứng khoán: Lợi ích và rủi ro nào hiện hữu?

Ngân hàng và DN doanh nghiệp (DN) bất động sản sở hữu, góp vốn vào công ty chứng khoán (CTCK) ngày càng phổ biến. Xu hướng này càng rõ nét hơn trong bối cảnh tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao chịu kiểm soát chặt chẽ. Trên thị trường chứng khoán, rủi ro từ việc DN niêm yết sở hữu CTCK đang lộ dần.