Tài chính

Lĩnh vực sản xuất của Mỹ tăng trưởng chậm nhất hai năm

Hoạt động sản xuất tại Mỹ tiếp tăng chậm lại trong tháng 7 trong bối cảnh số lượng đơn hàng giảm sút và hàng tồn kho tăng cao.

Chỉ số Quản lý thu mua (PMI) của Viện Quản lý cung ứng (ISM) giảm xuống ngưỡng 52,8 điểm, thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Bên cạnh đó, số lượng đơn hàng cũng sụt giảm tháng thứ hai liên tiếp. Chỉ số tồn kho của cơ quan này tăng lên 57,3 điểm, cao nhất kể từ năm 1984.

Những dữ liệu mới được công bố phản ánh sự sụt giảm nhu cầu hàng hóa trong bối cảnh nền kinh tế gặp đối diện với nhiều thách thức, ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng.

Lĩnh vực sản xuất của Mỹ tăng trưởng chậm nhất hai năm - Ảnh 1.

Hoạt động sản xuất, số lượng đơn hàng tại Mỹ suy giảm trong tháng 7, trong khi lượng hàng tồn kho tăng lên. Ảnh: Bloomberg.

Ở một diễn biến khác, dữ liệu mới được công bố bởi S&P Global cũng cho thấy lượng hàng tồn kho lần đầu tiên tăng lên kể từ tháng 10/2020. Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của đơn vị này cũng giảm xuống ngưỡng 52,2 điểm, thấp nhất trong vòng hai năm gần đây.

Tổng cộng, chỉ số tổng hợp của ISM giảm 11 điểm so với đỉnh ghi nhận trong tháng 3 năm 2021, thời điểm kinh tế Mỹ bùng nổ sau đại dịch Covid-19. Chi tiêu cho hàng hóa liên tục sụt giảm từ thời điểm đó khi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn tới các loại hình dịch vụ.

Trong báo cáo của ISM, 11 lĩnh vực sản xuất ghi nhận tăng trưởng trong tháng 7, trong đó có dệt may, xăng dầu, khai thác khoáng sản và than. Ở chiều ngược lại, 7 lĩnh vực đi xuống bao gồm sản xuất gỗ, nội thất và giấy.

Điểm tích cực duy nhất tời từ việc chỉ số đo lường chi phí mà các doanh nghiệp phải trả cho nguyên liệu đầu vào giảm 18,5 điểm xuống ngưỡng thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Đây đồng thời là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2010, phản ánh xu hướng giảm giá dầu và kim loại toàn cầu.

Dữ liệu của ISM và S&P Global được công bố trong bối cảnh hiện tượng suy giảm sản xuất cũng được ghi nhận tại nhiều khu vực khác trên toàn thế giới. Hoạt động sản xuất tại châu Âu giảm trong tháng trước trong khi sản lượng công nghiệp của châu Á vẫn chưa được cải thiện.

Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

APEC tặng hàng ngàn kỳ nghỉ dưỡng 5 sao cho khách mở tài khoản

Bên cạnh quà tặng là kỳ nghỉ dưỡng 5 sao, khách hàng mở mới tài khoản tại Chứng khoán APEC sẽ được miễn toàn bộ phí giao dịch, miễn phí quản lý tài khoản thường niên, miễn phí sử dụng các công cụ phân tích lọc cổ phiếu và miễn phí tư vấn đầu tư khi giao dịch.

Tập đoàn Meey Land và những định hướng tương lai

Tập đoàn Meey Land cùng PwC Việt Nam vừa thống nhất các nội dung, kế hoạch triển khai dự án MEY 2 - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, vận hành. Ông Johnathan SL Ooi - Phó Tổng giám đốc, lãnh đạo Dịch vụ tư vấn thương vụ, PwC Việt Nam đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.

Lộ diện ngân hàng có lợi nhuận tăng mạnh nhất quý 2/2022

Trong 17 ngân hàng Việt báo lãi quý 2/2022 tăng trưởng dương, có một ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cao gấp 3 lần so với cùng kỳ. Trong thời gian gần đây, nhà băng này cũng có nhiều thay đổi mang tính "bước ngoặt".