Xã hội

Lạm phát có xu hướng nhích nhẹ, riêng tháng 6 tăng 3,57%

Cục Thống kê, Bộ Tài chính vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2025.

Theo số liệu từ Cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước, tăng 2,02% so với tháng 12/2024; tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước.

Mức tăng của chỉ số CPI giai đoạn 2018 đến nay. (Nguồn: Hạ An tổng hợp từ Cục Thống kê).

CPI bình quân quý II/2025 tăng 3,31% so với Quý II/2024. Bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản đạt 3,16%.

Đơn vị này lý giải, CPI tháng 6 tăng chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở, đặc biệt là cát, đá, gạch tăng cao bất thường, xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới.

Cụ thể, trong mức tăng 0,48% của CPI tháng 6/2025 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, riêng chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm.

10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm giao thông tăng mạnh nhất với 1,66% (tác động làm CPI chung tăng 0,16 điểm %); Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,42% (tác động làm tăng CPI chung 0,27 điểm %);

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,27%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,20%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,10%;

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,09%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,06%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; Nhóm giáo dục tăng nhẹ 0,01%. 

Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,02%. Trong đó phụ kiện máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 1,31%; máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,77%; sửa chữa điện thoại tăng 0,5%.

Cũng theo báo cáo từ Cục Thống kê, CPI bình quân quý II/2025 tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 13,35%; hàng hóa và dịch khác tăng 6,57%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,35%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,60%; giáo dục tăng 2,95%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,08%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,98%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,63%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,19%; bưu chính, viễn thông giảm 0,31%; giao thông giảm 4,83%.

CPI bình quân sáu tháng đầu năm 2025 tăng 3,27% so với bình quân cùng kỳ năm 2024. CPI sáu tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,69%, tác động làm CPI chung tăng 1,24 điểm %, trong đó chỉ số giá nhóm thịt lợn tăng 12,75% do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong các dịp Lễ, Tết, tác động làm CPI chung tăng 0,43 điểm %; chỉ số giá thực phẩm tăng 4,15%.

Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,73%, làm CPI chung tăng 1,08 điểm % do giá nhà ở thuê và giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng. Trong đó, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 5,51% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân vào ngày 11/10/2024 và ngày 10/5/2025, tác động làm CPI chung tăng 0,18 điểm %.

Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 13,87%, làm CPI chung tăng 0,75 điểm % do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế.

Chỉ số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,6%, tác động làm CPI chung tăng 0,11 điểm %.

Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,6%, làm CPI chung tăng 0,23 điểm % do giá đồ dùng cá nhân tăng 4,71%; lệ phí công chứng, bảo hiểm và dịch vụ khác tăng 17,26%. 

Bên cạnh đó, yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI sáu tháng đầu năm 2025 là chỉ số giá nhóm giao thông giảm 3,63%, góp phần làm CPI chung giảm 0,35 điểm %, trong đó giá xăng dầu giảm 12,56%.

Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,45%, tác động làm CPI chung giảm 0,01 điểm %, do giá điện thoại thế hệ cũ giảm.

Cục Thống kê cho biết, CPI cơ bản tháng 6/2025 tăng 0,31% so với tháng trước và tăng 3,46% so với cùng kỳ năm trước.

Các tin khác

Sau nhà phố, biệt thự đến lượt đất nền phía Tây TPHCM chạy đua bung hàng, cả thị trường địa ốc đang sợ lỡ nhịp “sóng” mạnh nhất năm 2025?

Đúng như dự đoán trước đó, việc sáp nhập tỉnh, thành trở thành động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản tại các địa phương. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội khó bỏ lỡ để “đi trước đón đầu” trong thế vận mới của thị trường địa ốc.

Từ 1/7, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương: Thay đổi lớn ảnh hưởng hàng triệu người

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng, với nhiều thay đổi quan trọng về cách tính mức đóng, thời hạn nộp và quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Siêu dự án đại lộ và cảnh quan, khát vọng kỳ tích sông Hồng

Theo giới chuyên gia, siêu dự án xây dựng đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng sẽ xứng đáng với tên gọi “kỳ tích sông Hồng” nếu có thể mang lại nhiều lợi ích nhất có thể cho người dân Hà Nội nói chung vùng ven sông Hồng nói riêng.

PV GAS quyết liệt triển khai 9 nhóm giải pháp tăng tốc và bứt phá

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tiếp tục tập trung vào triển khai đồng bộ và hiệu quả 9 nhóm giải pháp v ề vận hành, sản xuất; thị trường, kinh doanh; đầu tư - xây dựng; tài chính; cơ chế - chính sách; q uản trị và công tác nhân sự; đào tạo và khoa học công nghệ; an toàn, sức khỏe và môi trường; hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế.

Người bệnh tim mạch an tâm với thiết bị tầm soát huyết áp và điện tim tại nhà – công nghệ hiện đại từ Nhật Bản

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà, nhằm mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt.