Xã hội

Chỉ số sản xuất công nghiệp trước sáp nhập tăng 9,2%, cao nhất kể từ năm 2020

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội vừa được Cục Thống kê công bố, trong quý II/2025, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm, IIP ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,1%, đóng góp 9,1 điểm % vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,5%, đóng góp 0,4 điểm %; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,3%, đóng góp 0,2 điểm %; ngành khai khoáng giảm 3%, làm giảm 0,5 điểm %.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu các năm từ 2020 - 2025. (Nguồn: AM tổng hợp từ Cục Thống kê, Bộ Tài chính).

Nửa đầu năm nay, một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II ghi nhận chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: sản xuất xe có động cơ tăng 31,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 17,1%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 17%; sản xuất trang phục tăng 15,1%...

62/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng

So với cùng kỳ năm trước, IIP 6 tháng đầu năm nay tăng ở 62 địa phương. Duy nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận IIP giảm 2,6%. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Tốc độ tăng/giảm IIP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước ở một số địa phương. (Nguồn: Cục Thống kê, Bộ Tài chính).

Trong đó, những địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Phú Thọ tăng 46,6%, Nam Định tăng 33%, Bắc Giang tăng 27,5%, Thái Bình tăng 25,3%, Hà Nam tăng 22,8%, Vĩnh Phúc tăng 18,8% và Quảng Ngãi tăng 18,3%.

Những địa phương có chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tăng cao trong 6 tháng đầu năm. (Nguồn: AM tổng hợp từ Cục Thống kê, Bộ Tài chính).

Các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao gồm: Huế tăng 42,9%, Quảng Ngãi tăng 18,7%, Hà Nam tăng 13% và Nam Định tăng 11,6%.

Những địa phương có chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao trong 6 tháng đầu năm. (Nguồn: AM tổng hợp từ Cục Thống kê, Bộ Tài chính).

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm. Trong đó, các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước gồm: Hà Tĩnh tăng 4,9% và Cao Bằng giảm 7,3%.

Các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 56,3%; Bạc Liêu giảm 8,5%; Khánh Hoà giảm 5,6%; Cao Bằng giảm 4,4% và Bình Thuận giảm 3,8%.

Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành khai khoáng 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước: Quảng Trị giảm 29,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 9,2% và Hà Nội giảm 5,8%.

Cục Thống kê cho biết thêm tại thời điểm ngày 1/6, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp trên cả nước tăng 1,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,7% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tương ứng tăng 0,2% và giảm 0,1%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,7% và tăng 3,1%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,6% và tăng 5,8%.

Xét theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,5% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 0,3% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tương ứng tăng 1,3% và tăng 5,1%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí đều tăng 0,1% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng

Các tin khác

Từ 1/7, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương: Thay đổi lớn ảnh hưởng hàng triệu người

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng, với nhiều thay đổi quan trọng về cách tính mức đóng, thời hạn nộp và quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động.

PV GAS quyết liệt triển khai 9 nhóm giải pháp tăng tốc và bứt phá

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tiếp tục tập trung vào triển khai đồng bộ và hiệu quả 9 nhóm giải pháp v ề vận hành, sản xuất; thị trường, kinh doanh; đầu tư - xây dựng; tài chính; cơ chế - chính sách; q uản trị và công tác nhân sự; đào tạo và khoa học công nghệ; an toàn, sức khỏe và môi trường; hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế.

Người bệnh tim mạch an tâm với thiết bị tầm soát huyết áp và điện tim tại nhà – công nghệ hiện đại từ Nhật Bản

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà, nhằm mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt.

HNX dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới

Chức năng tiếp nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu mới sẽ được chuyển giao cho HOSE từ 1/7, các hồ sơ chưa xử lý cũng được yêu cầu chuyển về HOSE trước 8/7.