Chứng khoán

Khối ngoại mua ròng gần 720 tỷ đồng phiên đầu tháng 6, tâm điểm nhóm hóa chất, bất động sản

Trong phiên giao dịch đầu tháng 6, các chỉ báo kỹ thuật duy trì tích cực, ngoại trừ thanh khoản còn khiêm tốn và dòng tiền phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Đóng cửa, VN-Index tăng 6,84 điểm (0,53%) lên 1.299,52 điểm, HNX-Index giảm 0,39 điểm (0,12%) về 315,37 điểm, UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (0,37%) xuống 95,1 điểm.

Thanh khoản của thị trường vẫn giữ ở mức trung bình với khối lượng 694,6 triệu đơn vị, tương đương với giá trị 18.898 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 16.049 tỷ đồng. 

Tại sàn HOSE, nhìn chung giao dịch khối ngoại vẫn duy trì tích cực khi nhóm này mua ròng 598,34 tỷ đồng, tương đương 10,1 triệu đơn vị. Tâm điểm dòng tiền tập trung phần lớn ở nhóm hóa chất, bất động sản.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Về giao dịch cụ thể, cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang là mã thu hút lực cầu lớn nhất với quy mô 148,6 tỷ đồng. Giao dịch mua mạnh trong bối cảnh DGC có nhịp tăng 2,77% trong phiên hôm nay.

Bên cạnh đó, cổ phiếu VHM của Vinhomes tiếp tục được mua ròng 85,9 tỷ đồng, theo sau là DPM với 80 tỷ đồng. Một cổ phiếu khác thuộc nhóm phân bón, hóa chất là DCM cũng được gom ròng với giá trị 32,5 tỷ đồng.

Nối tiếp, dòng tiền ngoại tìm đến loạt bluechips như HPG (62,6 tỷ đồng), MSN (46 tỷ đồng), CTG (34,2 tỷ đồng) và GAS (21,9 tỷ đồng).

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, hoạt động giải ngân cũng được chứng kiến tại FUEVFVND (23,2 tỷ đồng).

Hoạt động rút vốn của khối ngoại không quá nổi bật trong phiên đầu tháng 6 do không mã nào bị rút ròng trên 30 tỷ đồng. So với phiên trước, quy mô bán ròng có phần thu hẹp ở cổ phiếu PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Mã này bị bán ròng 27,7 tỷ đồng, tương đương khối lượng 237.900 đơn vị.

Cùng chiều, danh mục các mã bị bán ròng chủ yếu phải kể đến như VRE (24,7 tỷ đồng), GMD (23,9 tỷ đồng), NKG (20,3 tỷ đồng). Cùng chiều, các mã bị bán ròng dưới 20 tỷ đồng lần lượt là HDG, VNM, KBC, LPB, VHC, GEX.

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài duy trì mua ròng 57,15 tỷ đồng, tương đương hơn 2,4 triệu đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều bán, nhóm này đảo chiều bán ròng 2,6 tỷ đồng mã PLC của Hóa dầu Petrolimex. Kế đó, THD và HMH bị rút ròng với giá trị lần lượt là 1,5 tỷ và 1,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhóm này cũng rút ròng khỏi EVS, IDC, NTP, DP3, TNG,…

Ở chiều mua, cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam ghi nhận giao dịch tích cực nhất khi được mua ròng hơn 38 tỷ đồng. Cùng chiều, SHS cũng được gom ròng mạnh với giá trị gần 22,7 tỷ đồng.

Theo sau, quy mô mua gom cũng xuất hiện ở các cổ phiếu NVB (1,4 tỷ đồng), NDN (358 triệu đồng), PVG (186 triệu đồng), IVS (179 triệu đồng),…

Thị trường UPCoM tiếp tục ghi nhận giao dịch tích cực khi khối ngoại đảo chiều mua ròng lên 59,7 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 2,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

Về giá trị cụ thể, khối ngoại duy trì mua ròng đột biến cổ phiếu BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn (60,3 tỷ đồng). Dòng tiền ngoại cũng tích cực tìm đến các mã CSI (853 triệu đồng), AAS (831 triệu đồng), FOC (704 triệu đồng).

Chiều ngược lại, hoạt động rút vốn chủ yếu ghi nhận tại hai cổ phiếu NTC (2 tỷ đồng) và QNS (1,2 tỷ đồng). Ngoài ra, danh mục bán ròng dưới 1 tỷ đồng gồm các mã VEA (566 triệu đồng), GHC (561 triệu đồng), MCH (170 triệu đồng),…

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Ngập tràn ưu đãi nhân dịp thẻ ghi nợ quốc tế SHB Visa Debit ra mắt diện mạo mới

Nhằm nâng cấp sản phẩm, dịch vụ, cung cấp cho khách hàng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, an toàn, từ ngày 01/06/2022, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức nâng cấp sản phẩm Thẻ ghi nợ quốc tế SHB Visa Debit với diện mạo mới hiện đại, trẻ trung, hạn mức rút tiền cao vượt trội và phí chuyển đổi ngoại tệ thấp

T&T, BB Group và nhiều doanh nghiệp đồng loạt đến Quảng Trị đầu tư các dự án công nghiệp nặng, năng lượng quy mô cả vài tỷ đô

Với lợi thế tự nhiên thuận lợi, tỉnh Quảng Trị đang từng bước phấn đấu hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung vào năm 2030. Từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều doanh nghiệp đã đề xuất đầu tư các dự án trị giá hàng tỷ USD vào tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là các dự án năng lượng điện gió, điện khí, điện mặt trời, ...

Ngân hàng UOB Việt Nam có Tổng Giám đốc mới: Là công thần giúp UOB khai phá thị trường Việt Nam

Tân Tổng Giám đốc UOB Việt Nam – Victor Ngo gia nhập UOB từ năm 2004. Kể từ năm 2015, ông Victor Ngo đã rất tích cực tham gia kết nối với các doanh nghiệp và đối tác trong ngành tại Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc giúp UOB trở thành ngân hàng Singapore đầu tiên thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào năm 2017.

Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng "Sell in May": Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE

Sau giai đoạn bùng nổ, hiện tại mức tăng bằng lần thậm chí không còn xuất hiện trong tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, những cổ phiếu nội tại tốt và có câu chuyện tăng trưởng riêng vẫn đang có những nhịp bứt phá bất chấp thị trường rung lắc mạnh.

Thị trường chứng khoán (1/6): Hứng khởi đầu tháng 6, VN-Index đảo chiều tăng gần 7 điểm, nhóm thủy sản đồng loạt tăng trần

Sắc xanh phủ khắp thị trường với giao dịch tích cực ở hầu hết các nhóm ngành. Theo thống kê, những mã tác động lớn nhất đến đà tăng của thị trường có VCB, GAS, MSN và VHM. Ở chiều ngược lại, những mã kéo tụt đà tăng của thị trường có HPG, ACB, TCB, DIG và EIB.