Trên sàn HOSE, nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài có phiên mua ròng thứ ba liên tục, với gần 232 tỷ đồng, tương đương với khối lượng gần 12,3 triệu đơn vị trong phiên 26/11.
Về giá trị cụ thể, cổ phiếu FPT được mua ròng nhiều nhất với giá trị 147,4 tỷ đồng, theo sau là DPM và MSN với giá trị 127,5 tỷ và 112,3 tỷ đồng. Cùng chiều, khối ngoại tiếp tục rót ròng vào nhiều cổ phiếu như HPG (38,7 tỷ đồng), VNM (29,7 tỷ đồng), CTG (24,4 tỷ đồng), STB (22,1 tỷ đồng), POW (16,7 tỷ đồng), GMD (13,6 tỷ đồng) và NVL (12,5 tỷ đồng).
Chiều ngược lại, cổ phiếu PNJ của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận tiếp tục dẫn đầu chiều bán ròng với quy mô 109,6 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong top bán ròng là DGC của Hóa chất Đức Giang với 78 tỷ đồng. Cùng chiều, dòng tiền ngoại cũng rút ròng khỏi nhiều mã VCB (47,6 tỷ đồng), DXG (32,2 tỷ đồng), VTP (26,9 tỷ đồng), VPB (25,7 tỷ đồng), FRT (20 tỷ đồng), CMG (18,8 tỷ đồng), SZC (15,5 tỷ đồng) và HAG (13,5 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, NĐT ngoại trở lại bán ròng hơn 13 tỷ đồng với khối lượng 253.005 đơn vị.
Cụ thể, giao dịch bán ròng tập trung ở cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với giá trị hơn 19,7 tỷ đồng. Cùng chiều, cổ phiếu DTD bị rút ròng với giá trị hơn 2,7 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại còn bán ròng các mã BVS (2,5 tỷ đồng), TNG (1,9 tỷ đồng), IDV (992 triệu đồng), PVI (624 triệu đồng)...
Ở chiều ngược lại, khối này gom ròng mạnh nhất gần 4,3 tỷ đồng cổ phiếu DHT của CTCP Dược phẩm Hà Tây. Bên cạnh đó, cổ phiếu ngành thép là VGS cũng được gom ròng với giá trị hơn 4 tỷ đồng. Dòng tiền nước ngoài cũng tìm đến các mã như VFS (1,9 tỷ đồng), MBS (1,8 tỷ đồng), VC3 (1,8 tỷ đồng), CEO (1,6 tỷ đồng)…
Tại thị trường UPCoM, NĐT ngoại quay đầu mua ròng gần 30 tỷ đồng với khối lượng 151.071 đơn vị.
Giao dịch tập trung tại cổ phiếu MCH của Hàng tiêu dùng Masan, với giá trị mua ròng đạt hơn 28,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ACV được gom ròng với quy mô gần 2,8 tỷ đồng. Hoạt động giải ngân còn trải dài ở các mã như QNS (1,1 tỷ đồng), VEA (518 triệu đồng), HNG (356 triệu đồng), PAT (313 triệu đồng)...
Bên phía đối diện, áp lực bán lớn nhất ghi nhận tại cổ phiếu NTC của CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên với gần 1,9 tỷ đồng. Theo sau là BSR của ngành dầu khí với quy mô rút ròng gần 1,3 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có sự góp mặt của OIL, VGI, MSR, DDV… với giá trị thấp hơn.