Tài chính

"Khó tìm nhà đầu tư tham gia vào tái cơ cấu ngân hàng yếu kém"

Tiếp tục phiên chất vấn nằm trong chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã có những chia sẻ về khó khăn trong việc xử lý ngân hàng yếu kém. Theo đó, Thống đốc cho biết một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chậm trễ cho việc xử lý ngân hàng yếu kém (ngân hàng 0 đồng) là do việc tìm kiếm nhà đầu tư tham gia trên cơ sở tự nguyện rất khó khăn.

Thống đốc thẳng thắn chỉ ra, xây dựng đề án tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém là một việc rất khó. Ở điều kiện bình thường đã khó rồi mà trong điều kiện nền kinh tế chịu tác động của dịch COVID-19 cũng như các biến động của nền kinh tế trong thời gian qua thì việc thực hiện tái cơ cấu các NH yếu kém càng khó hơn.

Việc xây dựng đề án tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém khó, phức tạp và chưa từng có tiền lệ trong khi các cán bộ tham gia xây dựng đề án này lại không có nhiều kinh nghiệm.

"Việc tìm kiếm nhà đầu tư tham gia trên cơ sở tự nguyện rất khó khăn. Cơ chế chính sách, nguồn lực để hỗ trợ cho việc tái cơ cấu cần xin ý kiến của các cơ quan liên quan đến có sự thống nhất", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Thậm chí,Ngân hàng Nhà nước cũng đánh giá những ngân hàng tham gia tích cực vào công tác tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng sẽ có những điểm cộng trong việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Theo bà, hiện quá trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém đã qua giai đoạn xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền chủ trương và đang thực hiện các bước tiếp theo của kế hoạch. Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thiện đề án chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và sẽ thực hiện đúng theo phương án này.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội).

Không chỉ các đại biểu Quốc hội mà Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng từng nêu thực trạng về việc chậm xử lý các ngân hàng yếu kém.

"10 năm qua vẫn chưa giải quyết được ngân hàng 0 đồng nào, thậm chí đã có chủ trương cơ cấu lại các ngân hàng 0 không đồng nhưng đến giờ, chúng ta cũng chưa xử lý dứt điểm được cái nào", Chủ tịch nước nói.

Hiện có 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt khác là Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank), cấp có thẩm quyền đã phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.

Ngoài 4 nhà băng này, từ tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vào diện kiểm soát đặc biệt sau khi nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của nhà băng ghi nhận tình trạng người dân tới rút tiền đồng loạt. Ngân hàng Nhà nước hiện đang tìm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại nhà băng này, để trình Chính phủ phê duyệt chủ trương.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm